Kết hôn từ năm 19 tuổi, chị Nguyễn Thị L (36 tuổi, Nam Định) vẫn đang trông mong có được một đứa con sau 17 năm chạy chữa.
Vợ khó sinh được con, chồng cương quyết không bỏ
Ngồi lặng lẽ ở góc cầu thang tầng 2 của Trung tâm Sức khỏe Sinh sản Quốc Gia, vợ chồng chị L. là cặp lớn tuổi nhất trong ngày tới khám để đặt lịch thụ tinh ống nghiệm.
Chồng chị L., anh Nguyễn Văn V. (42 tuổi, Nam Định) tâm sự: “Hai vợ chồng tôi cũng đã chạy chữa khắp mọi nơi rồi. Giờ chỉ còn trông mong vào thụ tinh ống nghiệm. Nếu không thành nữa thì cũng phải buông xuôi”.
Chị L. cho biết hai vợ chồng cũng chịu áp lực lớn của gia đình. Nhưng gia đình cũng thông cảm vì hoàn cảnh khó khăn nên hai vợ chồng chưa có điều kiện để chạy chữa.
“Thấy vợ chông tôi mãi chưa có con, các cụ ở nhà cũng lo. 5 năm, 10 năm, 15 năm theo thầy này, thuốc kia, con chưa thấy nhưng kinh tế càng ngày không có. Hai vợ chồng tôi chỉ làm nông nghiệp. Một năm 2 vụ lúa, lúa thu hoạch về chưa khô vỏ đã phải bán để lấy tiền mua thuốc trị bệnh. Còn tiền đâu để đi ra Hà Nội xét nghiệm này kia”, chị L. cho hay.
Năm 2010, có được một ít tiền vợ chồng chị L. ra Hà Nội khám sức khỏe sinh sản. Kết quả khám tinh dịch đồ của chồng chị L. hoàn toàn bình thường. Nhưng trứng của chị L chất lượng xấu, vì vậy khó có thể thụ tinh được tự nhiên. Hai vợ chồng chị L. được tư vấn thụ tinh ống nghiệm. Nhưng thời điểm đó, kinh phí cho một ca thụ tinh cũng khá lớn nên 2 vợ chồng chị L. quyết định không làm.
“Chồng tôi vẫn thương tôi và cương quyết không bỏ. Vì có lần tôi muốn chồng tôi đi đến với người khác để anh có được một đứa con nhưng không chịu. Anh động viên tôi cố gắng kiếm tiền để đi thụ tinh ống nghiệm”, chị L. xúc động chia sẻ.
Đầu năm 2017, hai vợ chồng chị L. đã dành dụm được một số tiền và quyết định ra Hà Nội làm thụ tinh ống nghiệm. Chị L nói: “Giờ chồng tôi đã ngoài 40 tuổi, tôi cũng 36 tuổi rồi. Cả hai vợ chồng tôi không còn trẻ trung gì nữa. Vì vậy, lần này ra đây quyết tâm phải có được con. Nếu có thiếu tiền cũng phải cắm sổ đỏ để thụ tinh trong ống nghiệm”.
Quan hệ đều đặn 1 năm không có con nên đi khám
Theo bác sĩ Nguyễn Việt Quang (Phó Giám đốc Trung tâm Sàn Chậu, Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản Quốc gia), hàng ngày Trung tâm tiếp nhận hàng trăm lượt bệnh nhân hiếm muộn tới khám. Các trường hợp tới đây khám đều là những bệnh nhân nặng. Hầu hết các trường hợp hiếm muộn tới khám đã từng đi điều trị thuốc khắp nơi rất dài từ 5 – 10 năm, thậm chí có những trường hợp hơn 10 năm.
Nguyên nhân vô sinh hiếm muộn hiện nay đều có ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, có một điểm đáng lưu ý là các bệnh nhân vô sinh hiếm muộn tới điều trị thường rất muộn. Có người sau 10-20 năm không có con mới đi khám.
“Tôi đã từng làm thụ tinh trong ống nghiệm cho cặp vợ chồng, chồng 47 tuổi, vợ 42 tuổi. Khi hai vợ chồng này tới trung tâm, kết quả cho thấy, chồng có tinh trùng nhưng chất lượng trứng của vợ rất xấu. Rất may mắn chúng tôi đã lấy được 1 quả trứng tuy xấu nhưng vẫn cho phép thụ tinh được. Và vợ chồng bệnh nhân này đã mang thai và sinh được một cháu trai khỏe mạnh”, bác sĩ Nguyễn Việt Quang nói.
Theo các bác sĩ sản khoa, khác với nam giới phụ nữ 35 năm khả năng sinh sản sẽ giảm sút. Ngoài 40 tuổi khi phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh thì khả năng sinh sản sẽ mất đi. Vì vậy, vợ chồng quan hệ tình dục trong 1 năm không dùng biện pháp tránh thai nếu không có con cần phải đi khám sức khỏe sinh sản. Thời gian sinh sản của con người chỉ có một mốc nhất định, khi qua mốc đó sẽ khó khăn và có nhiều nguy cơ.
Khi đã vô sinh hiếm muộn không nên để quá lâu không đi khám và điều trị. Việc tự điều trị vô sinh hiếm muộn kéo dài 10- 20 năm sẽ mất đi cơ hội có thể làm mẹ, làm cha.
Ngọc Minh – emdep.vn
- 9 điều mẹ dặn “đừng” yêu chàng trai Nam Định
- Nam Định: Cậu bé biết đọc số hàng trăm tỷ khi mới 2 tuổi
- Những biệt thự triệu đô của làng nghề gỗ tại Nam Định
- Lễ hội hoa cây cảnh Vị Khê góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
- Nam Định: Đặc Sắc Làng nghề nón lá Nghĩa Châu
- Người dân Nam Định kiếm 500.000/ngày nhờ đi ‘săn’ sam đất
- Ấm lòng bát phở 5000 ở Thành Nam
- Du khách nô nức về dự Lễ hội truyền thống đền Trần
- Nam Định ứng phó với siêu bão Mangkhut theo phương châm ‘4 tại chỗ’
- Nhà thờ cổ hơn 130 tuổi tại Nam Định tan hoang sau vụ hỏa hoạn giữa đêm
- Phân luồng giao thông dịp chợ Viềng Xuân 2016
- 1400 trẻ em Quảng Bình được khám sàng lọc bệnh tim miễn phí
- Tài xế xích lô Nam Định bị tố trả tiền âm phủ cho khách Tây
- Vụ anh trai đâm em ruột tử vong ở Nam Định: Người thân tiết lộ nguyên nhân
- Giao thủy: Nuôi con tiền tỷ: Đeo kính cho loài chim ‘đẻ’ lãi như ‘máy in tiền’
- Giao Thủy: Vùng quê đáng sống
- Bệnh nhân tố suýt “mù mắt” sau phẫu thuật, lãnh đạo Bệnh viện Mắt Trung ương lên tiếng
- Con Móng Tay – Đặc Sản vùng biển Nam Định
- Bắt trưởng phòng điều dưỡng bệnh viện Nhi Nam Định
- Người dân dí dao vào cổ để ‘tra khảo’ người phụ nữ lạ mặt nghi bắt cóc trẻ em
- Công an tỉnh Nam Định: Chặt đứt “vòi bạch tuộc” tín dụng đen
- Nam Định: Chủ tịch UBND xã Yên Lợi bị “tố” sử dụng bằng giả để thăng tiến?