Không tốn công chăm sóc như nuôi gà nuôi vịt, không mất nhiều thời gian công sức như chơi hoa, chơi cá… mỗi sáng chỉ việc chắp hai tay ra sau lưng dạo quanh vườn, vừa nghe tiếng chim gù vừa rắc cho chúng ít thóc thế mà đều đặn hàng tháng ông được lũ chim trả “lương” gần chục triệu đồng.
Loài chim sống lâu
Chúng tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Quang Trung (thôn Hồng Thượng, xã Nam Hồng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) vào một ngày nắng đẹp, ngay từ đầu ngõ đã nghe thấy tiếng của những chú chim ríu ra ríu rít vang vọng một góc trời.
Đơn giản bởi những con chim iểng, chim sáo nói hay nói nhiều nghe rất thích nhưng sau 10 năm nuôi đã có biểu hiện nói lung tung như cụ già, nhiều lúc còn bị lẫn. Tôi nhớ có lần khách đến nhà chơi, thay vì nói câu quen thuộc là “mời bác vào nhà” thì con sáo lại nói “mời bác về nhà”, thấy chim bị lẫn sau vài tháng nuôi tôi đành thả chúng về với tự nhiên. Chỉ có chim gáy, nuôi cùng lúc với con sáo nhưng vẫn chưa thấy biểu hiện của tuổi già, vẫn gáy hay, gáy khỏe bất chấp thời gian”.
Nhưng để đến với nghề nuôi chim gáy sinh sản thì ông Trung chỉ thực sự nhập cuộc thử nghiệm cách đây 10 năm. Ngày đó, ông Trung tìm mua được 3 đôi chim gáy ở Vụ Bản (Nam Định), Vũ Thư (Thái Bình) và 1 đôi ở ngay quê nhà. Giá mỗi đôi khi thì bằng cả tháng lương công nhân cơ khí của ông, khi lại đắt hơn cả chỉ vàng.
Trong niềm vui có được 3 đôi chim ưng ý, ông liền đem nhốt chúng vào những cái lồng nhỏ đã chuẩn bị sẵn từ trước. Nuôi được chừng 2 tháng thì thời tiết chuyển mùa, cả 3 đôi chim đều bị đau mắt, đi ngoài ra phân xanh hết lượt khiến ông lo lắng chẳng biết xử lý ra sao. Tình cờ, nghe một lão thợ trong nghề chơi chim chỉ dạy cách bỏ cục đất vào trong lồng để có âm có dương.
Mừng quá! Ông về làm thử ngay, không ngờ chim đỡ hẳn bệnh. Sau đó vài tháng, ông Trung liền mạnh dạn dựng 1 cái lồng trên diện tích 20 m2, rào lưới xung quanh với chiều cao 3m, để đủ đất, nước, cây cối bên trong cho chim có thể tự do bay nhảy và phát triển sinh sản như cuộc sống hoang dã bên ngoài. Năm đầu nuôi không có kinh nghiệm, lúc chim đẻ trứng ông tò mò sờ vào ổ, hơi người khiến chim mẹ bỏ con thậm chí tha ra ngoài vứt đi. Một bài học đắt giá giúp cho ông chợt tỉnh ngộ để về sau không bao giờ lặp lại nữa.
Qua một thời gian nuôi, nhận thấy loài chim cu gáy có cách sinh hoạt, tha rác làm tổ, tìm kiếm thức ăn, ấp trứng, bón thức ăn cho con giống như chim bồ câu, ông Trung đã mạnh dạn ghép đôi để theo dõi quá trình giao phối, ấp trứng và nở con. Thấy chim sinh sản đều, phát triển tốt ông liền tiếp tục bỏ vốn mua thêm nhiều cặp chim nữa về nuôi. Cu gáy được xem là loài chim hiền lành, có sức khỏe dẻo dai lại dễ chăm sóc, thức ăn đơn giản, vì vậy nuôi chim cu gáy ít tốn kém, ít phải lo bệnh tật.
Vườn chim gáy giữa thôn quê.
Thấy lưng vốn kinh nghiệm mỗi lúc một nhiều, quân số đàn chim ngày một tăng, lại có đông người tìm đến mua, ông Trung tiếp tục đầu tư hơn 30 triệu đồng mở rộng khu nuôi cũ với quy mô diện tích trên 100m2.
Lúc này, trước mắt tôi là một không gian tựa như khu vườn thiên nhiên thu nhỏ, nơi những đôi chim gáy đang ríu rít bên tai.
Xung quanh khu nuôi quây kín bằng lưới thép thưa có chiều cao 4m, bên trong thiết kế hồ nước cho chim tắm, uống và trồng thêm các loại cây ăn quả như nhãn, vải, sanh si để chim có điều kiện sống như ngoài môi trường tự nhiên. Nuôi chim gáy theo kiểu tự nhiên như trên rất nhàn và đơn giản đến mức chỉ đổ nước, đổ thóc 1 lần là chim ăn cả tuần, là có thể đi đây, đi đó du lịch bình thường.
Trời mưa chim ra ngoài tắm nước, trời nắng chim tránh trú dưới bóng cây. Nếu tổ người làm cho sẵn bị thiếu thì chim sẽ tự tha rác, cọng lá, cọng cỏ làm tổ.
Chim gáy từ lúc nở trứng ra đến 2 tháng tuổi chúng đã tập gáy, 4 đến 6 tháng tuổi đã gáy thành thạo, còn việc gáy hay gáy dở, giọng thổ giọng kim, bổ hai, bổ ba đều do bẩm sinh.
Giá 1 đôi chim gáy 6 tháng tuổi lúc rẻ từ 500 đến 600 ngàn, lúc đắt 1 triệu, trung bình mỗi tháng ông Trung bán được 15 đôi như thế. Trong khi chi phí bỏ ra chẳng đáng là bao, chỉ có mỗi thóc mỗi tháng cả đàn chim chỉ ăn 30 cân thóc tính ra khoảng 200 ngàn.
Chỉ lúc chim nuôi con thì ông cho ăn thêm ít cám cò, khi bắt đầu đủ lông đủ cánh thì bắt chim xa mẹ, đút bằng cám viên tròn làm ướt, dăm ba ngày sau là chim tự biết ăn, tự biết uống, tự biết tắm táp rồi sau đó là tập gáy, tập gù, tập gọi bạn đời….
Đối với những người chơi chim gáy lâu năm thì niềm vui khi nghe tiếng chim “gù” hiếm gì có thể thay thế được. Để có một con chim gáy hay đúng ý, nhiều người không tiếc tiền sẵn sàng bỏ cả chục triệu để mua, còn những người không có điều kiện thì đành chịu khó đi bẫy mất vài ngày mới được một con. Chim gáy tuy không hiếm nhưng muốn mua nhiều cũng không có mà bán, vậy mà ông Nguyễn Quang Trung hiện đang có trong tay đến gần 100 đôi chim cu gáy, chưa kể chúng sinh sản liên tục hàng tuần.
MẠNH TUẤN – nongnghiep.vn
- Nam Trực: Cây quất ‘khổng lồ’
- Kỳ Duyên lần đầu tung ảnh nội y khoe vẻ đầy đặn sau “nâng cấp”
- 9x Nam Định – cô gái xe ôm được dân mạng săn lùng nhiều nhất ngày hôm nay!
- Tài xế đỡ đẻ cho sản phụ trên taxi: ‘Tôi tới xem thì em bé đã lòi nửa người ra ngoài’
- Cưỡng không nổi với 8 đặc sản nức tiếng Nam Định
- Nam Định: Bài văn 10 điểm về người lao động không có ngày nghỉ lễ
- Học sinh THPT Lê Hồng Phong biến nóc tòa nhà thành vườn rau sạch
- Nam Định: Vườn Quốc gia Xuân Thủy đang kêu cứu
- Doanh nhân Thành Nam “thăm hỏi và san sẻ cùng những người vô gia cư”
- Ý Yên: Những báu vật nơi phế tích Chương Sơn
- Làm giả chính sách ở Nam Định: Truy tố 12 bị can
- Nam Định: Nữ sinh để lại con gái đáng yêu ở chùa kèm lá thư “em còn phải đi lấy chồng”
- Vụ nữ sinh mang bầu nhảy cầu tự tử sau khi cãi vã với bạn trai: Nạn nhân mắc bệnh về não
- Cứu hộ cá thể gấu chó tại Nam Định
- Nam Định: Bị container cuốn vào gầm, nam thanh niên 9X tử vong tại chỗ
- [Giữ lại 1 phần nhà máy dệt Nam Định] Phản hồi nhà báo Trần Đăng Tuấn: Đề xuất hoàn toàn khả thi!
- Nam Định: Vay nợ rồi quỵt nhiều tỷ đồng, Tòa tuyên bắt phải trả
- Cầu Ngói Chợ Lương – một trong ba cây cầu ngói đẹp nhất Việt Nam
- FPT shop Nam Định mừng sinh nhật 2 Tuổi
- Lịch cắt điện ở Nam Định từ 13/8 đến 18/8
- Hai vợ chồng quê Nam Định bị lũ cuốn trôi khi đang qua suối
- Chùa Đại Bi – Nam Định