Thơm hương gạo sạch từ vùng đất lúa Nam Định

Thơm hương gạo sạch từ vùng đất lúa Nam Định

Gạo Nam Định được người tiêu dùng ưu chuộng bởi quy trình trồng, chăm bón, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng tiêu chuẩn cũng như quá trình xay xát, đóng bao hiện đại.
Là một tỉnh phía Nam đồng bằng Bắc Bộ, thuộc khu vực hạ lưu của sông Hồng và sông Đáy, Nam Định có diện tích đồng bằng lớn, hệ thống sông ngòi thuận lợi để trở thành một trong những vựa lúa của miền Bắc.

Chính thổ nhưỡng và khí hậu nơi đây đã tạo ra nhiều loại gạo thơm ngon đặc sản như gạo tám Hải Hậu, gạo Bắc Hương. Diện tích trồng lúa lớn, chất gạo ngon, sản lượng tăng dần nhờ khoa học công nghệ nhưng giá gạo bấp bênh, đầu ra chưa ổn định khiến những người nông dân Nam Định vẫn còn phải vất vả mãi với ruộng đồng.

Nam Định có diện tích trồng lúa lớn, chất gạo ngon, sản lượng tăng dần nhưng đầu ra chưa ổn định. Ảnh: bizmedia.

Nam Định có diện tích trồng lúa lớn, chất gạo ngon, sản lượng tăng dần nhưng đầu ra chưa ổn định. Ảnh: bizmedia.

Nhận thấy nhu cầu thị trường về loại gạo ngon, sạch ngày càng tăng, Công ty cổ phần Thương mại Hương Giang đã liên kết trực tiếp với nông dân trồng lúa tại nhiều địa phương để cùng hỗ trợ và sản xuất ra những hạt gạo Nam Định chất lượng. Mô hình này đưa thương hiệu gạo Hương Giang của quê hương vươn xa hơn tới khắp thị trường tiêu thụ miền Bắc.

Để được thị trường đón nhận, gạo Hương Giang phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về an toàn thực phẩm từ khâu thu mua, xay xát, phân loại tới đóng bao và xuất đi thị trường, tạo thành chu trình chất lượng khép kín.

Đầu tiên, thóc được thu mua từ các hộ trồng cuối mỗi vụ chiêm hoặc vụ mùa. Đây là những hộ đã liên kết và được hướng dẫn về cách thức canh tác, tuân thủ chặt quy định về sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng tiêu chuẩn sạch, an toàn tại các huyện Ý Yên, Vụ Bản, Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy… của tỉnh Nam Định.

Trải qua quá trình xát vỏ trấu, những hạt thóc đạt chuẩn này sẽ được đánh bóng để giảm nguy cơ mối mọt, nấm mốc và tăng thời gian cất trữ của gạo. Sau đó, gạo được chuyển tới máy tách màu để loại bỏ các hạt không đạt chuẩn (màu đen, bị vàng…). Những hạt gạo trắng đều còn lại được đưa tới hệ thống cân điện tử để bắt đầu đóng bao và sẵn sàng chuyển tới hệ thống phân phối và nơi tiêu thụ.

Toàn bộ hệ thống xay xát và đóng bao gạo được thực hiện với sự hỗ trợ của máy móc. Ảnh: bizmedia.

Toàn bộ hệ thống xay xát và đóng bao gạo được thực hiện với sự hỗ trợ của máy móc. Ảnh: bizmedia.

Các loại máy bóc vỏ trấu, lọc sạn, sàng phân ly 8 lớp, hút bụi, thổi trấu, sàng đảo, cân điện tử tự động cho phép sản lượng ngày lên tới 50 tấn thóc. Trung bình mỗi năm, gạo Hương Giang xuất ra thị trường khoảng 1.700 tấn các loại, phân phối đi khắp các tỉnh miền Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Lào Cai, Sơn La…

Gạo Hương Giang xuất ra thị trường khoảng 1.700 tấn các loại mỗi năm. Ảnh: bizmedia.

Gạo Hương Giang xuất ra thị trường khoảng 1.700 tấn các loại mỗi năm. Ảnh: bizmedia.

Giờ đây, bên cạnh việc canh tác trên chính thửa ruộng của mình, người nông dân có thêm thu nhập từ việc xay xát, đóng gói chính thành quả lao động của mình và vận chuyển tới tay người tiêu dùng. Quy trình này giúp người nông dân an tâm canh tác và bảo tồn những giống lúa ngon đặc sản địa phương.

Ngày nay, giữa nhiều loại gạo không tên tuổi, không đảm bảo an toàn, còn lẫn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên thị trường, gạo Hương Giang từ mảnh đất Nam Định dần khẳng định được chỗ đứng và sự tin dùng của nhiều thị trường khó tính miền Bắc. Trong tương lai gần, những loại gạo ngon Nam Định sẽ tiếp tục vươn xa, khẳng định chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu gạo thế giới.

Giang Tạ – http://vnexpress.net/


TOP