Ngày 8/2 (tức ngày 12 tháng Giêng năm Đinh Dậu), nghi lễ rước nước, tế cá được tổ chức tại Khu di tích quốc gia đền Trần, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
Theo các cụ cao niên ở phường Lộc Vượng, nghi lễ này nhằm tri ân tổ tiên nhà Trần, một vương triều khởi nghiệp từ nghề chài lưới và gắn bó với sông nước. Nghi lễ cũng gợi nhớ về nghề nuôi cá giống, cá thịt nổi tiếng từ xa xưa của làng Tức Mạc (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định), nơi được coi là điểm phát tích của nhà Trần tại Nam Định.
Rước nước, tế cá là nghi lễ khuyến nông, khuyến ngư, cầu mong mưa thuận gió hòa song trước đây đã bị mai một nhiều năm, lần đầu được phục dựng tại lễ hội đền Trần năm 2014. Việc nghiên cứu, phục dựng dựa trên ghi chép của các thư tịch cổ và qua ý kiến đóng góp của các cụ bô lão, những người cao tuổi về những nghi lễ có trong các lễ hội Khai ấn đền Trần trước đây.
Bắt đầu từ 7 giờ, các nghi thức như khấn, đọc sớ, thỉnh chân nhang được các bậc cao niên thực hiện tại đền Cố Trạch, sau đó đoàn tổ chức rước kiệu từ đây ra Giếng cổ, tiến hành nghi thức lấy nước. Đoàn rước nước gồm hơn 200 người với cờ, biểu đi trước, đội rước rồng, lân, chiêng trống, đội bát âm, kiệu rước nước, kiệu rước cá, đội đánh bắt cá với vật dụng đầy đủ của nghề đánh cá truyền thống như vó, giậm, nơm…; kiệu thánh với tàn lọng hai bên, đội tế nam quan, đội tế nữ quan…
Sau khi lấy nước, đoàn tổ chức đánh cá tại hồ bán nguyệt cạnh Giếng cổ, cá đánh bắt gồm 5 cá triều đẩu (cá quả) và 5 cá long ngư (cá chép) có trọng lượng từ 1,5 – 2kg/con. Cá sau khi đánh bắt được đem lên bờ đựng trong các thúng sơn đỏ để chuyển đến thả vào thuyền đặt trên kiệu rồng.
Từ 8 giờ 30 phút, đoàn bắt đầu rước nước và cá về đền Thiên Trường, thực hiện nghi lễ dâng nước và tế cá. Cuối cùng, cá được đưa đi phóng sinh ở sông Hồng, tại khu vực phà Hữu Bị (thuộc địa bàn xã Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc).
Ngoài cá chép và cá quả, đoàn rước nước, tế cá còn phóng sinh nhiều loại cá nhỏ, cá giống khác nhau, thể hiện mong muốn cá sẽ phát triển, sinh sôi nảy nở, mang đến những mùa đánh bắt bội thu cho cư dân vùng sông nước.
Sau nghi lễ rước nước, tế cá, từ 12 – 16 tháng Giêng, tại Quần thể di tích đền Trần còn diễn ra nhiều hoạt động hội truyền thống khác như: Múa lân, múa rồng, múa sư tử, hát chèo, chầu văn, thi đấu cờ người, đấu vật…
Dưới đây là một số hình ảnh tại buổi lễ:
Theo: Hiền Hạnh (TTXVN)
- Nam Định: Nhiều công đoàn cơ sở Cty tổ chức Tết Sum vầy cho người lao động
- Thơ Nam Định – Trực Ninh quê mình
- Chàng trai Nam Định trổ tài gói bánh chưng mini bằng bao diêm hot nhất mạng xã hội
- Top 10 HHVN Tố Như làm lễ ăn hỏi với hotboy trường Cảnh sát quê Nam Định
- Bị tố là người thứ 3, Kỳ Duyên cay cú đáp trả
- Hình dáng Thăng Long giữa lòng Nam Định
- Lời chia sẻ của cô gái có ngoại hình “gây ồn ào” nhất những ngày qua trên mạng xã hội
- Làng rèn Vân Chàng – Nam Trực Nam Định
- Xe giường nằm 40 chỗ biển Nam Định nhét 72 người
- Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng dự Lễ kỷ niệm 45 năm thành lập Trường THPT Ngô Quyền (Nam Định)
- Hải Hậu gìn giữ tinh hoa văn hoá trong các làng nghề truyền thống
- Nhà thờ Giáo xứ Vĩnh Trị – Ý Yên – Nam Định
- Nam Định: Hơn 720 em nhỏ được khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh miễn phí
- Noel xứ đạo Bùi Chu
- Triệt xóa “lô cốt” ma túy tại Nam Định
- Trăn gấm nặng 25kg bò vào nhà dân ở Nam Định
- Lật tẩy chân dung nam thanh niên ngất xỉu ‘xuyên Việt’ nhiều năm liền chưa tìm được đường về quê, giả khuyết tật lừa người
- Tiết lộ nguyên nhân ban đầu vụ thượng uý công an tử vong ở Nam Định
- Nhà Thờ Đổ – Địa điểm du lịch thành nơi chứa rác thải
- Ý Yên: Độc đáo pho tượng Mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Nấp
- Nam Định: Đặc Sắc Làng nghề nón lá Nghĩa Châu
- Clip: Bống Bống Bang Bang – Trung Thu Sớm Tại Nam Định