Chùa Phúc Hải thuộc xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định được xây dựng từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX trong một quần thể kiến trúc truyền thống bao gồm chùa và đền thờ Trần Hưng Đạo do Tứ tổ Mai, Phan, Phạm, Nguyễn khởi công huy động nhân dân xây dựng; ngày nay Đảng bộ và nhân dân Hải Minh xây dựng tiếp đền thờ Tứ tổ và nhà truyền thống theo lối kiến trúc truyền thống tạo nên một quần thể Di tích lịch sử văn hóa có 17 tòa với 67 gian.
Chùa Phúc Hải thờ Phật và Tứ tổ đã có công đầu tiên trong việc khai hoang lấn biển, thành lập xã Kim Đê xưa (Hải Minh ngày nay). Đây là một công trình kiến trúc quy mô, được xây dựng trên một địa bàn đẹp. Tòa bái đường được bảo tồn phong cách kiến trúc cổ truyền, thiết kế theo kiểu thượng chồng giường, hạ kẻ bẩy. Trên các đầu xà, câu đầu, trên hệ thống con giường được đục chạm hoa lá, tạo đường nét uốn lượn mềm mại. Hai chiếc bẩy ở gian giữa được đục chạm công phu hình ảnh 2 con rồng khỏe mạnh, râu tóc uốn lượn hài hòa với những làn vân ám đang chầu vào cửa tam bảo. Bái đường có bộ cửa võng trang trí cảnh lưỡng long chầu nguyệt, phía dưới là đôi phượng đang múa uyển chuyển, đôi ly chầu sinh động với một ao sen hoa lá nổi bật và con rùa phun nước làm cho Tam bảo thêm trang nghiêm lộng lẫy. Đặc biệt chùa có gác chuông tám mái, hệ thống tượng pháp phong phú như tượng Tam thế, Cửu long, Bồ tát, Ngọc Hoàng, Nam tào, Bắc đẩu, Thập diện, Đức ông, Thánh hiền, Thánh tăng, Thổ địa, Nam thiên thánh tổ… và một số đồ thờ có giá trị cao về nghệ thuật tạo dáng, điêu khắc và sơn thếp cổ truyền. Tại đây còn bảo tồn được nhiều văn bia có nội dung phong phú, giúp cho việc nghiên cứu lịch sử khẩn hoang đồng thời phản ảnh tài nghệ điêu khắc đá; tiêu biểu như bia “Phúc Hải tự bia” có niên hiệu Vĩnh Tộ năm thứ sáu (1624) không chỉ có giá trị về lịch sử mà còn là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị.
Trong kháng chiến chống xâm lược chùa còn là cơ sở kháng chiến tin cậy của lực lượng cách mạng trong chống Pháp và chống bọn phản động đội lốt tôn giáo, góp phần vào công cuộc kháng chiến thắng lợi của dân tộc.
Hàng năm từ ngày 1- 3 tháng 3, chùa mở hội làng có rước kiệu trong khuôn viên khu di tích, nhân dân khắp nơi nô nức kéo về lễ Phật, lễ Tứ Tổ, Trần Hưng Đạo, Thành hoàng làng; cầu cho nam phục lão ấu bình an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, ngành nghề phát triển.
Ngày 11/9/2003, chùa Phúc Hải xã Hải Minh đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hóa.
Theo: HaiHau.vn
- Đền Bảo Lộc – Nam Định
- Chân dung người chị gái trẻ trung, xinh đẹp của Chi Pu
- Clip: Bống Bống Bang Bang – Trung Thu Sớm Tại Nam Định
- Khách bơi khỏa thân cứu tàu mắc cạn ở Sydney
- Đã đẹp còn đa tài hot boy 9x Nam Định làm trái tim bao cô gái “thổn thức”
- [Photo] Nhà thờ Giáo xứ Thánh Danh
- Tình cũ Kim Lý mặc bikini nóng ‘bỏng mắt’ dự thi Miss Super Talent 2018
-
Đền, chùa Thọ Tung Nam Trực Nam Định
-
Cần cụ thể hóa kế hoạch hành động ứng phó tại vùng ven biển Nam Định
-
Xe máy ‘kẹp 3’ đi sai làn ‘đấu đầu’ ô tô, cả 3 chết trên cầu Chương Dương
-
Khởi tố hai “hacker” lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng facebook
-
Bánh xíu páo thành Nam gợi nhớ thời cắp sách tới trường
-
Bé gái 6 tuổi ở Nam Định bị chó nhà cắn rách mặt
-
Có hẳn đường dây ‘chạy’ chế độ từ thôn đến tỉnh ở Nam Định (2)
-
Bé gái 8 tuổi ngủ ngon lành trên vỉa hè trong đêm lạnh và sự thật ai cũng rơi nước mắt
-
Vụ nam thanh niên bị đâm nhầm, đứt đôi 1 bên thận: Người nhà vẫn không tin nổi
-
Nam Định ơi kiên cường lên
-
Kẻ đánh vợ hờ mang bầu tử vong từng có hai tiền án
-
Nhiều người ở Nam Định nhập viện do nghi ngộ độc
-
Tỉnh Nam Định: 5 huyện đang rất cần… 1 cây cầu
-
Nam Định: Triệt phá thành công đường dây buôn bán ma tuý khủng
-
Hàng ngàn người chen chân về đền Trần trước giờ khai ấn