Nằm trong con hẻm nhỏ đường 19.5, P.Trần Tế Xương, TP.Nam Định, nhưng 6 năm nay, quán bún, phở “chị Béo” lúc nào cũng tấp nập khách. Chủ quán tên là Trần Thị Trung, nhưng do dáng người chị đẫy đà, nên khách hàng trìu mến gọi là chị Béo, từ đó mà cũng thành tên quán luôn.
Đến quán chị Béo vào tối, thưởng thức xong bát bún 5.000 đồng có đầy đủ cả thịt lợn, dồi và mọc, nước dùng trong và ngọt lịm, không kém những quán phở có tiếng khác ở Thành Nam, tôi có dịp trò chuyện với chị.
Chị chia sẻ: “Hôm nay quán đóng cửa sớm vì hết nước dùng, còn thường thì phải 2 giờ sáng mới hết khách. Có hôm đông quá, khách phải ngồi ăn bên ngoài vì quán quá chật”.
Quán rộng chưa đầy 15 m2, nhưng mỗi ngày có khoảng 400 lượt khách, tiêu thụ 90 kg bún, 20 con gà, tương ứng khoảng 400 bát phở, bún được bán trong ngày.
Quán bún – phở của chị Trung rất đông học sinh, sinh viên. Chị Trung cho biết, nhiều sinh viên thấy giá rẻ quá nên ăn tới hai, ba tô bún hoặc phở, thậm chí có nam sinh viên đã lập kỷ lục ăn 6 tô liền.
Tò mò hỏi chị Trung về bí quyết giữ được giá bán chỉ 5.000 đồng cho mỗi bát bún hoặc phở, chị Trung cười: “Nếu chỉ rẻ mà không ngon thì tôi đã không tồn tại được tới gần 7 năm”.
Chị cho biết, mỗi ngày quán luộc tới 20 con gà nên nước dùng rất đậm đà. Từ năm 1993 “chị Béo” đã mở quán cơm cho sinh viên, giá một suất cơm ngày đó chỉ từ 2.000 – 3.000 đồng. Năm 2005, chị nghỉ hàng cơm mở quán phở.
Chị bảo: “Ai cũng biết một bát phở hiện nay nếu tạm được giá ít nhất cũng phải từ 15.000 đến 30.000 đồng. Với mức giá đó thì không phải là sự lựa chọn của nhiều người, nhất là sinh viên. Thế là tôi mở quán phở 5.000 đồng này, mặc dù tính ra thì lời lãi chẳng là bao”.
Ngoài sinh viên, quán phở của chị còn có nhiều vị khách đến ăn vì tò mò muốn biết “phở 5 nghìn” như thế nào, rồi gắn bó trở thành khách quen luôn. Thời điểm đông khách nhất trong ngày là từ 6 giờ sáng đến tầm 9 giờ 30 phút, và từ 23 giờ đêm đến khoảng 2 giờ sáng.
Nếu có dịp đến Thành Nam, bạn hãy dành thời gian nếm thử món phở sinh viên giá 5.000 đồng để thấy cái dân dã, bình dị của thành phố dệt.
Hơn thế nữa, bạn sẽ còn thấy ở đây còn là sự ấm áp, thân thiện, cởi mở của người dân Thành Nam.
- Xôi xíu và phở bò áp chảo nổi tiếng ở Nam Định
- Ý nghĩa của câu: Trai Nam Gái Hải
- Cuộc sống bi đát của cặp vợ chồng cứ ăn cơm xong là “chia tay nhau”
- Du Lịch Nam Định vào mùa thu
- Phân luồng giao thông dịp chợ Viềng Xuân 2016
- Kỷ lục: Bé trai sơ sinh nặng 7,1 kg
- Giới trẻ Nam Định đi chơi đâu, ăn gì chỉ với 200.000 đồng?
- Chiêm ngưỡng tượng Phật bằng đồng 150 tấn lớn nhất Việt Nam
- Bố nghi phạm vụ người phụ nữ tử vong dưới cống nước: Không hiểu chuyện gì xảy ra
- Hai vợ chồng quê Nam Định bị lũ cuốn trôi khi đang qua suối
- Nhà thờ Giáo xứ Phong Lộc – Nam Phong – Nam Trực – Nam Định
- Dự án bệnh viện gần nghìn tỷ ở Nam Định bỏ hoang 7 năm, thành nơi nuôi trâu
- Nam Định: Sẵn sàng Lễ đón bằng UNESCO ghi danh ‘Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt’
- Ẩm Thực Nam Định qua mấy vần thơ
- Xem xét thành lập thêm thị trấn mới thuộc huyện Trực Ninh, Nam Định
- Nam Định: Nông dân điêu đứng vì khoai tây chỉ 3.000 đồng/kg
- Ngôi nhà số 7 Bến Ngự – Tp.Nam Định
- Bệnh viện Nam Định quá tải bệnh nhân sốt xuất huyết
- Có hẳn đường dây ‘chạy’ chế độ từ thôn đến tỉnh ở Nam Định (2)
- Khuyến cáo người dân khi đi tắm biển
- Nam Định: Nghi ngộ độc món giò xào, 13 người cùng xóm nhập viện
- Về Nam Định ăn bánh gai Bà Thi ngon nức tiếng