Nằm giữa lòng Thành phố Nam Định, trải qua trên 160 năm tuổi, ngôi nhà số 7 phố Bến Ngự được coi là ngôi nhà cổ nhất Thành Nam hiện nay.
Vị trí: Nằm ở số 7 Bến Ngự, thành phố Nam Định
Đặc điểm: Được coi là ngôi nhà cổ nhất Thành Nam hiện nay, đồng thời là nơi thành lập Chi hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội đầu tiên của tỉnh Nam Định.
Theo gia phả dòng họ Trần, ngôi nhà số 7 phố Bến Ngự (trước đây là số 49 phố Bến Gỗ) do cụ Trần Đình Lâm xây năm Kỷ Dậu 1849. Ngôi nhà gồm từ đường rộng 5 gian và một số căn nhà phụ cận, mặt quay về hướng Đông.
Đi du lịch Nam Định đến thăm ngôi nhà số 7 Bến Ngự này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng kiểu kiến trúc thuần Việt cổ, tường xây bằng gạch thất, mái lợp ngói nam, các cột câu đầu, xà nhà, lá mái đều được làm bằng gỗ lim chắc chắn.
Năm 1883, thực dân Pháp tấn công Nam Định lần thứ 2, khi chiếm được Thành Nam Định, thấy ngôi nhà khang trang, bề thế, chúng đã chiếm làm chỗ ở và làm việc cho viên Công sứ, sau lại được giao về tay Tổng đốc Nam Định là Cao Xuân Dục. Sau này các môn sinh của cụ Trần Đình Lâm đã góp tiền mua lại ngôi nhà để lấy chỗ thờ thầy học. Vào năm 1915-1916, ông Lương Ngọc Quyến cùng các ông Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Thông Hữu cũng về ẩn náu tại ngôi nhà số 7 Bến Ngự.
Năm 1924, sau khi thành lập Tâm xã ở Quảng Châu, đồng chí Lê Hồng Sơn lấy nơi này làm chỗ liên lạc với anh em ở trong nước. Rồi từ đây ông Nguyễn Công Thụ cùng cụ Đinh Trương Dương đã thành lập Chi hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội đầu tiên của tỉnh Nam Định và khu vực Bắc Bộ. Đây cũng là địa điểm tập trung, liên lạc đưa thanh niên yêu nước sang Quảng Châu dự các lớp huấn luyện do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đào tạo cán bộ cách mạng cho Đảng. Từ năm 1927 trở đi, đồng chí Nguyễn Danh Đới hoạt động ở Kỳ bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội vẫn lấy nơi này làm chỗ ở và hội họp.
Vượt lên trên giá trị là một từ đường của một dòng họ có truyền thống khoa bảng – nơi sinh trưởng của vị Tam nguyên Vị Xuyên Trần Bích San, di tích lịch sử Nam Định này còn có giá trị lớn về lịch sử, là nơi đã từng chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước như việc Pháp đánh chiếm Thành Nam Định, đây cũng là nơi hội tụ của phong trào văn thân thời kỳ tiền cách mạng. Ngôi nhà với truyền thống yêu nước của gia tộc đã tạo thành một cơ sở cách mạng không chỉ của Nam Định lúc bấy giờ mà còn là nơi hội tụ của nhiều sỹ phu yêu nước, cơ sở của nhiều chiến sỹ cách mạng của nhiều tỉnh, thành về chắp nối, bắt liên lạc. Với những giá trị to lớn đó, năm 1991, ngôi nhà số 7 Bến Ngự đã được xếp hạng là Di tích Lịch sử cấp quốc gia.
- Khám phá tính cách của 12 con giáp trong tình yêu
- Nam Định: Nỗi khổ của giám đốc phải “chui lủi” trốn họp họ
- Nam Định: Chỉ kịp chịu tang mẹ nửa ngày, nữ sinh nuốt nước mắt vào phòng thi
- Đặc sản Nam Định: Bánh gai Bà Thi
- Bộ ảnh kỷ yếu tái hiện thời bao cấp CHẤT LỪ của học sinh Nam Định, ai xem cũng phải trầm trồ
- Rùa biển dài 1,2m bị thương, dạt vào bờ biển Nam Định
- Làng nghề nấu rượu Kiên Lao Nam Định
- Hoa hậu Kỳ Duyên đánh mất những gì sau scandal hút thuốc?
- Camera ở Quất Lâm: Hình ảnh nhạy cảm có bị lọt ra ngoài?
- Nam Định – tỉnh 1,9 triệu dân – “kêu” thiếu hơn 200 bác sĩ vì không có nguồn để tuyển
- Phá đường dây buôn thuốc lắc “khủng” nhất từ trước đến nay ở Nam Định
- 5 CSGT rượt bắt thanh niên phóng xe bạt mạng trên đường
- Tai nạn rình rập tại 271 đường ngang dân sinh ở Nam Định
- Sự thật về cô bé đỡ tráp ăn hỏi ở Nam Định
- Lùm xùm ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định – Hàng loạt “bất thường” cần làm rõ
- Xe máy ‘kẹp 3’ đi sai làn ‘đấu đầu’ ô tô, cả 3 chết trên cầu Chương Dương
- Thái Bình, Nam Định bị phê bình về công tác phòng chống tham nhũng
- Biển Thịnh Long Nam Định
- Nam Định: Dân kiên quyết yêu cầu Công ty đốt dầu phải di dời
- Tiềm năng du lịch văn hóa – làng nghề ở Ý Yên, Nam Định
- Bánh nhãn Hải Hậu – Hương vị ngọt ngào
- Nam Định chật vật vụ mùa do phải gieo cấy lại nhiều lần