Một trong số những món ngon đặc sản Nam Định không thể không nhắc đến đó là cá nướng úp chậu, món ăn cổ truyền khá phổ biến ở Nam Định.
Nhất là mỗi dịp Tết đến, Xuân về, trong mâm cơm cúng gia tiên, có lẽ là không thể thiếu được món ăn đặc biệt từ cái tên, cách chế biến đến hương vị của nó. Chỉ cần nghe tên thôi, chắc hẳn nhiều du khách đã cảm thấy tò mò muốn thưởng thức ngay những hương vị hấp dẫn ấy.
Cá dùng để nướng là những con cá tươi, sống trong môi trường tự nhiên, thịt cá sẽ chắc và thơm ngon. Cá được cắt làm đôi, làm ba (tùy theo kích cỡ của cá), rửa sạch, cho cá vào một chiếc chậu nhỏ, ướp bột canh, sả, lá mắc mật, gừng với thời gian khoảng 30 phút cho cá ngấm gia vị.
Sau khi cá đã ngấm đều gia vị thì sẽ mang đi nướng. Đầu tiên lót một lớp rơm khô dày khoảng 2- 3cm xuống dưới, lót lá chuối tươi lên và đặt cá.
Tiếp tục lót thêm một lớp lá chuối lên bên trên bề mặt cá và lấy chậu nhôm úp lên trên cá. Xong xuôi, rơm sẽ được phủ lên thành chậu và bắt đầu nướng cá.
Khi hoàn tất mọi công việc chuẩn bị thì tiến hành phủ rơm lên bề mặt chậu và tiến hành châm lửa nướng cá trong khoảng thời gian 30 phút.
Sau đó người ta sẽ phủ một lớp trấu dày quanh mặt chậu rồi đốt thêm từ 4 – 5 tiếng. Thành phẩm cá nướng úp chậu chín đều, lớp da béo ngậy, giòn dai, óng vàng cùng phần thân cá chắc thịt, thơm ngon phưng phức. Cá nướng rơm ăn kiểu gì cũng ngon.
Ngon nhất là kiếm mớ lá sung, lá mơ, rau thơm rau mùi đủ loại, pha một bát nước chấm mắm gừng, rồi cuộn tất cả cá và rau thơm lại. Ai thích ăn loại rau nào thì cuộn loại rau ấy và chấm để ăn.
Ông Nguyễn Văn Chấp năm nay đã gần 70 tuổi sống ở Đội 5, xã Giao Nhân, huyện Giao Thủy cho biết, muốn cá nướng ngon, phải biết canh lửa, kiên trì.
Nếu người nướng nóng vội cho lửa cháy to, cá sẽ bị chín ép, bị cháy, còn khi ít lửa, cá chín không đều, thịt thường không có mùi thơm.
Đặc biệt, rơm và trấu được dùng để nướng cá là loại rơm của cây lúa tám, và vỏ trấu của hạt thóc tám được trồng phổ biến ở địa phương.
“Cách chế biến món cá nướng úp chậu tuy đòi hỏi sự cầu kỳ, kiên trì nhưng ở Giao Nhân giờ trở thành đặc sản, là một món ăn mời khách và món quà biếu dân dã nhưng cũng rất lạ và độc đáo…”, ông Chấp vui mừng nói.
Những du khách ghé qua nơi đây sẽ chắc chắn không bao giờ muốn bỏ lỡ món đặc sản Nam Định này. Bởi chỉ cần một lần thưởng thức thôi, bạn sẽ dễ dàng bị món ăn này hấp dẫn đến mức say mê.
(Baodulich.net.vn)
- Ngọc nữ Nam Định và màn thay đổi diện mạo đỉnh nhất của năm: “Búp bê sống” được ví là Yoshi Việt Nam
- Về Nam Định thăm làng nghề nước mắm Sa Châu
- Huyền My khiến tuyển U23 Việt Nam ngại ngùng khi chụp hình
- Tâm sự xót xa của chị gái trước áp lực học hành của em gái
- Cuộc đua hàng xa xỉ: Kỳ Duyên lái xế hộp 2 tỷ, Huyền My đeo nhẫn 1 tỷ
- Đền Trần một tuần trước lễ khai ấn
- Lâu đài lạ nhất thành Nam của ông trùm Long Châu Giang
-
Nam Định: Bão số 3 tan, lắp cầu phao Ninh Cường
-
Khốn khổ vì ô nhiễm môi trường ‘bủa vây’ thôn xóm do vận chuyển và chế biến than ‘bẩn’
-
Hung thủ chặn đường, chém người ra đầu thú
-
Nam Định: Xe giường nằm 40 chỗ bốc cháy rừng rực trong đêm
-
Những kỷ vật thời chống Pháp của Nhà máy Dệt Nam Định
-
Nữ sinh lớp 8 ở Nam Định ‘mất tích’ đã được tìm thấy ở Hà Nội
-
Nam Định: Nhà máy dệt di dời để phát triển ổn định và lâu dài
-
Khai ấn đền Trần Nam Định bắt nguồn từ đâu?
-
Đột kích sới bạc khủng tại Ý Yên Nam Định
-
Nam Định: Triệt phá ổ nhóm chuyên cướp tài sản tại các khu công nghiệp
-
FPT shop Nam Định mừng sinh nhật 2 Tuổi
-
Thành Nam văn hiến trong văn hoá ẩm thực…
-
Chợ Viềng – Tại sao lại có cái tên “Viềng”?
-
Nam Định:Bắt gọn 2 đối tượng vận chuyển ma túy liên tỉnh
-
Vẻ đẹp của đất và người Nam Định