Di tích nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh ở thôn Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường. Đây là quê hương, nơi sinh trưởng của đồng chí Trường Chinh, người học trò suất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người con ưu tú của quê hương Nam Định.

Ngôi nhà giản dị như bao ngôi nhà của người dân Việt Nam
Đồng chí Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu sinh ngày 9/2/1907, trong một gia đình giàu truyền thống hiếu học. Ông nội là Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng , một sĩ phu yêu nước, thân phụ là Đặng Xuân Viện một người có trình độ học vấn cao và luôn say mê nghiên cứu. Nhà lưu niệm đồng chí Trường Chinh trước đây là ngôi nhà được ông nội xây dựng năm Nhâm Dần niên hiệu Thành Thái thứ 4 (1902), cho người con trai của cụ là ông Đặng Xuân Viện ( Bốn Đễ). Đồng chí Trường Chinh là con trai cả của ông Đặng Xuân Viện được sinh ra và lớn lên rồi xây dựng gia đình cũng chính tại ngôi nhà này.

Bàn thờ ông và gia đình trong nhà

Những vật dụng trong nhà được giữ gìn cẩn thận
Ngôi nhà lưu niệm là nơi lưu giữ nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương, cũng như cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Trường Chinh suốt từ năm 1928 đến thời kỳ chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954). Nơi đây có thời kỳ đã từng là cơ sở in tài liệu, sách báo, tuyên truyền phục vụ cách mạng. Đồng thời còn là nơi nuôi giấu đồng chí Trường Chinh trong những lần về hoạt động và chỉ đạo phong trào cách mạng tại quê nhà.

Ngôi nhà gắn với nhiều kỉ niệm thơ ấu của Cố Tổng bí thư
Nhà được làm bằng gỗ lim quay về hướng nam trên một khu đất rộng 531m², có 5 gian, bộ vì kèo làm kiểu thượng chồng rường hạ bẩy kẻ, mái lợp ngói nam và hệ thống tường hồi, tường hậu được xây gạch thất. Trong số 5 gian nhà, 2 gian buồng phía Đông và phía Tây có bức vách thuận ngăn cách với 3 gian phòng khách ở giữa. Trước đây bức thuận có ngưỡng cao, lắp cánh cửa ô, từ năm 1944 được thay thế bằng cánh cửa quân bài và hệ thống ngưỡng cũng được hạ thấp tạo nên không gian rộng rãi. Phía trước có tường hoa, sân gạch và một ao nhỏ nằm sát ở phía ngoài đường giong. Bờ ao có một số cây lưu niên. Giáp đường là hàng dậu bằng tre được xén ngay ngắn. Lối vào là cổng gạch được xây dựng khá cổ kính.

Mọi người đến thăm viếng và thắp hương cho ông
Đặc biệt sau những năm đồng chí Trường Chinh, nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng, nhà cách mạng, nhà tư tưởng lớn của Việt Nam, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, Đảng bộ và nhân dân Nam Định phát huy truyền thống cách mạng, truyền thống uống nước nhớ nguồn, bằng những việc làm thiết thực đã ra sức tôn tạo, giữ gìn khu nhà lưu niệm ngày một khang trang hơn. Hiện nay khu nhà lưu niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh có các hạng mục sau: Nhà lưu niệm (nhà thờ), nhà khách, nhà lợp bổi được phân bổ theo tòa ngang dãy dọc có sân vườn, cây lưu niên, ao nước nhỏ được bao bọc trong tường xây dậu trúc khép kín mạng đậm phong cách truyền thống.
- Nhà thờ Giáo họ Phaolô – Xuân Trường Nam Định
- Những bãi biển tuyệt đẹp ít người biết tới ở Việt Nam
- Chùm ảnh ấn tượng về cô giáo Siêu Mẫu tại Nam Định 2
- Làng “nghề phở”
- Mèo nặng 20kg ở Nam Định, trả 120 triệu đồng không bán
- Làm giàu ở nông thôn: Rắc muối “thả thính” cá bớp “bốn mắt”, thu trăm triệu/năm
- Võ Nguyên Giáp, Trần Hưng Đạo được bầu chọn là danh tướng kiệt xuất thế giới
-
Những sợi tơ vàng óng ánh của Thành Nam
-
Chủ cửa hàng điện thoại ở Nam Định bị đập phá cung cấp thông tin bất ngờ
-
Di tích đền Thượng Lao, đền Xối Thượng và hai vị Đại khoa đời Trần
-
Vietnam Discovery – Xuân Thủy National Park – Vùng đất ngập mặn Xuân Thủy –
-
Ở Nam Định thì nên đi chơi những đâu ?
-
Nam Định: Điều tra nghi án chồng ngáo đá đánh vợ tử vong
-
Đại nhạc hội ‘Quất Lâm biển gọi 2016’ ngập tràn âm nhạc và ánh sáng
-
Những kỷ vật thời chống Pháp của Nhà máy Dệt Nam Định
-
Xôi Xíu Nam Định – Hương vị quê nhà
-
Big C ‘tẩy chay’ trà xanh 0 độ, Dr.Thanh
-
Tổ chức lễ đón bằng tôn vinh Tín ngưỡng thờ Mẫu
-
Giang hồ Nam Định bắt cóc nữ doanh nhân nhốt vào nhà hoang
-
Thành phố Nam Định được lập thêm 2 phường mới
-
Nam Định: Thiếu nữ tử vong thương tâm sau va chạm với xe tải
-
Gần trăm cảnh sát phong tỏa ‘phố châu Phi’ ở Sài Gòn