Cổ kính, trang nhã, không mai một theo thời gian, cầu Ngói ở xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định được biết đến là một trong ba cây cầu cổ đẹp nhất Việt Nam vẫn còn lưu giữ lại cho đến nay.
Cầu Ngói của đất Quần Anh xưa được tổ tiên xây bắc trên con sông Trung Giang vào năm Hồng Thuận Tam niên, tức năm 1511, tức là khi công việc lấn biển khẩn hoang đã hoàn thành.
Qua nhiều lần trùng tu, vào năm 1864 cầu được lợp ngói và cho đến nay vẫn giữ được nguyên dáng vẻ cổ kính của tổ tiên xã xưa để lại. Theo đôi câu đối ở cầu thì tứ tổ đã quan tâm xây dựng cầu ngay từ những ngày đầu tiến hành công việc khẩn hoang.
“Lê Hồng Thuận tứ tính thủy mưu – Giã biệt thành giang thượng lộ – Hoàng Khải Định thất niên trùng tấp – Dư lương y cựu kính trung đề” (được dịch nghĩa là: Đời Hồng Thuận bốn họ tính kế dựng nhà trên cầu, thành đường trên nước. Đời Khải định thứ bảy tu sửa như cũ, từng bậc xếp nên gương).
Lần trùng tu lớn nhất vào năm 1922. Khi ấy, do điều kiện lịch sử và những hạn chế nhất định nên đã làm cho cây cầu không còn giữ được vẻ nguyên vẹn phong cách kiến trúc của thế kỷ 17. Xong Cầu Ngói vẫn là một nét kiến trúc cổ kính và độc đáo trên đất Nam Định cho đến ngày nay.
Vào năm 2010, cầu đã được Nhà nước cho khôi phục, trùng tu lại, toàn bộ mái ngoài vẫn giữ nguyên lớp ngói cũ, còn lớp ngói màn bên trong do đã quá hỏng nên phải thay lớp mới, nâng quy mô để hợp với cảnh quan của chùa Phúc Lâm.
Cầu vắt ngang qua sông Hoành chạy dọc xã Quần Anh xưa. Kiểu dáng thuộc loại “Thượng gia hạ kiều” (trên là nhà, dưới là cầu). Các cụ già ở địa phương thì gọi là “Thượng gia hạ trì” (trên là nhà, dưới là sông nước). Người thợ tài hoa xưa kia đã tạo tác ra kỹ thuật nửa lợp, nửa xây làm nên dáng mái đẹp tựa con rồng đang bay.
Tuy các mảng chạm khắc không nhiều và có phần đơn giản, chỉ bằng các hàng soi đường chỉ ở các vì kèo, các con bảy, hàng xà, ván đinh tạo hình con bướm đầu con song để tạo dáng lá đề… nhưng cũng thể hiện rõ nét tài hoa của nghề Mộc cổ truyền trên đất Quần Anh.
Các cột đá vuông của cầu có kích thước mỗi cạnh 35cm, xếp thành 6 hàng cột để gánh 6 vỉ, đỡ toàn bộ 9 gian nhà cầu.
Hai bên lòng cầu là hai dãy hành lang uốn cong theo thành cầu. Phía trong hành lang cũng được ghép ván, là nơi khách bộ hành có thể dừng chân để nghỉ ngơi ngắm cảnh sông nước làng quê.
Phần sàn của lòng cầu rộng 2m gồm nhiều thanh gỗ lim ghép lại nằm trên hàng dầm uốn cong, đồng thời có nhiều thanh gỗ ngắn hơn vút tròn cạnh tạo thành nhiều gờ nổi để khách bộ hành lên xuống đỡ bị trượt chân./.
- Ngôi trường của Á quân Đường lên đỉnh Olympia 2016 ‘nhuộm’ sắc tím
- Ở nhà trông con, bà mẹ 9X mua đất và tiết kiệm được hàng tỷ đồng
- Siêu mẫu Việt bị ông trùm Hollywood gạ tình, tiết lộ lý do giải nghệ năm 2011
- Hôm nay (26/2), khai hội đền Trần (Nam Định) Xuân Mậu Tuất 2018
- Cùng ngắm bảo tháp độc đáo nhất tại Nam Định
- Cô gái “vàng” vật lý đưa phở Nam Định vào bài luận MIT như thế nào?
- Bình minh trên biển Quất Lâm, Nam Định
-
Những con diều mang tên Thành Nam
-
Xu hướng phát triển chung cư tại các tỉnh thành
-
Di tích lịch sử Đình Hưng Lộc xã Nghĩa Thịnh huyện Nghĩa Hưng
-
Nhà máy dệt Nam Định xưa
-
Hung thủ chặn đường, chém người ra đầu thú
-
Nam Định: Dùng cân xách tay xử xe quá tải né trạm
-
Gần 1/3 diện tích của Thái Bình và Nam Định có thể bị nhấn chìm do nước biển dâng
-
Hội chợ sách đồng giá 25 ngàn – Lần đầu tiên tại Nam Định
-
Bùi Chu chuẩn bị cho ngày đại lễ thánh Đaminh
-
Nã ba phát đạn vào người đi qua cổng nhà
-
Thủ tướng: Nam Định phải nhanh chóng khôi phục hoa màu và thủy sản, không để diện tích trống
-
Hải Triều phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống
-
Lịch cắt điện ở Nam Định ngày 29 và 30 tháng 9/2019
-
Con Móng Tay – Đặc Sản vùng biển Nam Định
-
Những biệt thự triệu đô của làng nghề gỗ tại Nam Định