Còn hơn 60 ngày nữa là đến Tết Nguyên Đán. Thời điểm này, làng nghề làm khăn xếp Giáp Nhất đang tất bật vào mùa xuất hàng phục vụ lễ cưới, hỏi và dịp Tết. Có lẽ ở miền Bắc, duy nhất chỉ còn người dân thôn Giáp Nhất (Nam Trực, Nam Định) lưu luyến với nghề làm khăn xếp của cha ông.
Thôn Giáp Nhất nằm cách thành phố Nam Định hơn 20km về phía Tây Nam. Ít ai biết được rằng, đây là xuất xứ của những chiếc khăn xếp thường thấy trong các lễ hội, đám cưới, mừng thọ ở nhiều tỉnh miền Bắc.
Thôn Giáp Nhất có 4 tổ dân phố với gần 200 hộ làm nghề khăn xếp. Trong đó, các hộ làm khăn xếp chủ yếu tập trung ở tổ 3. Trước đây, khăn xếp Giáp Nhất được làm bằng chất liệu vải để đội đầu và chủ yếu được làm duy nhất một màu đen, cùng với sự thích ứng với đà phát triển của xã hội, khăn xếp dần dần được chuyển sang đủ các loại màu khác nhau.
Không ai còn nhớ làng Giáp Nhất có nghề làm khăn từ bao giờ và cũng không ai nhớ ông tổ của nghề là ai. Người dân chỉ biết ông cha cứ đời này qua đời khác truyền lại cho con cháu sau này. Cho đến ngày nay Giáp Nhất vẫn là nơi “giữ hồn Việt” vào những chiếc khăn xếp.

Người dân làng Giáp Nhất là nơi duy nhất ở miền Bắc còn làm khăn xếp
Nhưng giữa lúc làng nghề khăn xếp khó khăn nhất, có một người vẫn kiên trì giữ nghề, đó là cụ Đoàn Thị Thùy. Cụ Thùy tin rằng sẽ có một ngày khăn xếp sẽ được mọi người sẽ dùng đến nó. Vì vậy, để giữ được nghề khăn xếp cụ vẫn khuyên bà con nên học giữ lấy nghề.

Những năm 1960 làng nghề khăn xếp tưởng chừng như “tan rã”. Nhưng đến đầu năm 1990 làng khăn xếp bắt đầu quá trình hưng thịnh
Khăn xếp Giáp Nhất hiện có các loại như khăn đen với 4 quấn, 7 nếp; khăn 5 quấn, 7 nếp; khăn 6 quấn, 9 nếp; khăn quang dùng trong tế lễ (nam giới đội), khăn cô, khăn tế, khăn hầu các giá đồng… Tất cả các công đoạn như quấn, dán, khâu, cắt… đều được làm thủ công bằng tay. Khi quấn người làm phải cần mẫn, tỉ mỉ, chặt tay để các nếp không bị xô lệch, phải đều tăm tắp, vừa vặn.
Theo lời kể của các nghệ nhân làng Giáp Nhất, người xưa có để lại một lề lối cổ truyền về việc đội khăn xếp đối với đàn ông, ở tuổi khác nhau đàn ông sẽ đội khăn xếp theo màu khác nhau. Như đàn ông từ 50 – 60 tuổi sử dụng loại khăn xếp màu đen, có chữ Thọ hay không đều được. Từ 70-89 tuổi phải đội khăn xếp màu đỏ, có chữ Thọ ở trên. Các cụ ông từ 90 tuổi trở lên phải đội khăn màu vàng, chữ Thọ ở trên.

Làm khăn xếp tưởng chừng như rất đơn giản, nhưng lại đòi hỏi nhiều kinh nghiệm nhất trong cả chu trình làm ra chiếc khăn xếp
Theo ông Bùi Văn Hưng, chủ một xưởng làm khăn xếp trong thôn thì để làm ra một chiếc khăn xếp không hề đơn giản mà có tới 7 công đoạn như cắt vải, cắt xốp, máy, quấn, vẽ hoa… Mặc dù đã đưa máy móc thay thế cho làm thủ công ở một số công đoạn và các hộ trong làng nghề đã phân chia sản xuất theo từng công đoạn khác nhau để nâng cao năng xuất nhưng thu nhập từ nghề vẫn còn rất thấp.
Bình quân thu nhập của nhân công ở đây là từ 70.000 – 100.000 đồng/ngày, chỉ bằng non nửa thu nhập so với các làng nghề lân cận như làng hoa Báo Đáp, làng cơ khí Vân Chàng.

Người không đủ kiên nhẫn, rất khó để xếp được một chiếc khăn đẹp và như ý
Ông Nguyễn Văn Viên, một người làm khăn xếp, cho biết: “Làm khăn xếp tưởng chừng như rất đơn giản, nhưng lại đòi hỏi nhiều kinh nghiệm nhất trong cả chu trình làm ra chiếc khăn xếp. Chiếc khăn xếp sau khi hoàn thành phải chắc chắn, độ dày các lớp đều nhau, cao độ của từng lớp hợp lý”.

Chất liệu để làm khăn trước đây là vải lượt, nhiễu hay vải sa tanh cũ, cốt khăn làm bằng giấy. Bây giờ, khăn xếp được làm với chất liệu tốt hơn như lớp ngoài là sa tanh, bóng, phi, nhung, gấm…

Chiếc khăn xếp sau khi hoàn thành phải chắc chắn, độ dày các lớp đều nhau, cao độ của từng lớp hợp lý
(Theo Dân Trí)
- Thuyết Trống: Người thổi hồn cho bóng đá Thành Nam
- Đi lễ Nam Định đầu năm, đừng quên thưởng thức những đặc sản bánh kẹo nức tiếng này
- Khi hoa hậu Việt khoe mặt mộc, ai hơn ai?
- Ngất ngây với con đường hoa mười giờ ở Nam Định
- Chủ tiệm salon hớt tóc miễn phí cho người nghèo
- Nam Định: Đang chụp ảnh kỷ yếu bỗng trời đổ mưa, học sinh có bộ ảnh siêu lầy
- Gạo Tám Hải Hậu và câu chuyện thương hiệu gạo Việt
-
Nam Định: Va chạm, xe trộn bê tông ‘nằm ngửa’ dưới mương nước
-
Ngôi trường của Á quân Đường lên đỉnh Olympia 2016 ‘nhuộm’ sắc tím
-
Phá nhà máy dệt Nam Định: Sai hay Đúng ?
-
Ôtô đâm hàng loạt xe chờ đèn đỏ ở cửa ngõ Sài Gòn
-
Nam Định: Trộm lư hương 120 tuổi, đòi tiền chuộc 3 triệu đồng
-
Đại sứ Mỹ đội nắng, lội ruộng cùng nông dân Nam Định
-
Cuộc sống làng biển Thịnh Long Hải Hậu Nam Định
-
Đào móng xây kho bạc Nhà nước Nam Định, tá hỏa thấy 90 bộ hài cốt
-
Bún Đũa – Nét Ẩm Thực Thành Nam
-
Nem nắm Giao Thủy – Đặc trưng ẩm thực Nam Định
-
Vùng sáng biển Hải Hậu Nam Định
-
Ngày mai, miễn nhiệm Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng
-
Chùm ảnh lạ kiến trúc nhà thờ tại Nam Định
-
Nam Định:Cty điện lực từ chối tiếp PV về việc cột điện đổ hàng loạt
-
Nam Định: Trong vài ngày thêm gần 600 ca sốt xuất huyết