Hải Hậu – miền đất nằm ở hạ lưu sông Hồng với nhiều đặc sản nổi tiếng như bánh nhãn, bánh chưng bà Thìn, kẹo lạc… Thế nhưng, thứ gắn bó với thương hiệu Hải Hậu, đi đâu cũng được mọi người nhớ tới chắc hẳn phải là gạo tám xoan.
Có lẽ, do đặc điểm thổ nhưỡng của vùng miền, những cánh đồng lúa mênh mông được hai bờ sông Ninh Cơ bồi đắp quanh năm đã sản sinh ra loại gạo tám xoan đặc biệt với mùi vị không lẫn được vào đâu và không nơi nào có thể trồng được giống gạo này. Gạo Tám xoan Hải Hậu là sản phẩm được sản xuất và chế biến từ giống lúa Tám xoan.
Đây là giống lúa cổ truyền, được chọn lọc từ người dân và đã được phục tráng theo quy trình kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Gạo Tám xoan Hải Hậu là loại gạo đặc sản nổi tiếng có các đặc điểm đặc thù là hạt gạo hơi dài, thon nhỏ và vẹo một đầu; hạt có màu trong xanh; mùi thơm dịu, tự nhiên và đặc trưng; không bị bạc bụng và khi nấu thành cơm sẽ có mùi hương đặc trưng, hạt cơm dẻo, dai, ăn vào không có cảm giác bị đầy bụng.

Gạo tám Xoan Hải Hậu
Đến tháng 5.2007 hạt gạo tám xoan Hải Hậu chính thức được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ) cấp giấy chứng nhận thương hiệu chỉ dẫn địa lý: “Gạo tám xoan Hải Hậu”, thương hiệu cao nhất về hàng nông sản, niềm vui như vỡ òa đã đến với người dân Hải Hậu.
Hiện nay, diện tích trồng lúa Tám xoan (lúa cao cây) chỉ còn được trồng trên địa bàn xã Hải Đường, huyện Hải Hậu với diện tích khoảng 50ha, gạo Tám xoan là giống đặc sản nhưng có năng suất thấp trung bình khoảng 2 tấn/ha với tổng sản lượng khoảng 200 tấn/năm và đã được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.
Lúa tám xoan Hải Hậu được cấy vào khoảng từ ngày 10-15 tháng 7, với tập quán bón phân hữu cơ liều lượng cao, thu hoạch khi lúa đã chín tối đa 85% vào tháng 11 dương lịch đã góp phần tạo ra hương thơm và độ dẻo của hạt gạo.
Để lúa tám xoan đạt chất lượng, trước tiên phải có giống lúa tốt, lúa phải được cấy ở nơi có đất pha cát, mưa không úng, nắng không hạn, lúa tám xoan Hải Hậu được cấy vào khoảng từ ngày 10-15 tháng 7 với tập quán bón phân hữu cơ liều lượng cao, thu hoạch khi lúa đã chín tối đa 80-85% vào tháng 11 dương lịch là tốt nhất (chính vì vậy nó có tên là tám, còn xoan là hạt có hình đẹp, sáng như khuôn mặt trái xoan).
Khâu phơi rất quan trọng, tuyệt đối không được phơi mỏng, nắng gắt, mỗi mẻ phơi 3 – 4 nắng là tốt nhất. Phơi mỏng, nắng gắt hạt gạo sẽ khô, đục và giảm đi mùi thơm, vị ngọt của hạt cơm.
Gạo Tám xoan Hải Hậu là một đặc sản truyền thống nổi tiếng, được sản xuất trong một khu vực địa lý của huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Từ thời phong kiến, gạo Tám xoan Hải Hậu đã được dùng để cung tiến triều đình, nổi tiếng là gạo tiến vua. Ngày nay, gạo Tám xoan Hải Hậu vẫn duy trì được danh tiếng và được người tiêu dùng ưa chuộng.
Theo Thu Trang (TTXTTMNN)
- Nói về con gái Nam Định
- Nam Định: Tương lai mịt mờ của ba trẻ mồ côi cha mẹ
- Hải Hậu: Gần 200.000 người thi “An toàn cùng xe đạp điện, xe máy điện”
- Tục lệ ‘thắp lửa’ cầu may đêm giao thừa hàng ngàn năm của người dân Nam Định
- Check-in siêu sang chảnh như đi du lịch Châu Âu với những thánh đường đẹp hút hồn ở Nam Định
- Công Viên Tượng Đài Cố Tổng Bí Thư Trường Chinh
- Nam Định: Một năm làm muối được 4 triệu đồng ….
-
Người dân Nam Định xót xa nhìn ngôi nhà thờ cổ 130 tuổi bị cháy rụi trong đêm
-
Nam Định: Giáo viên mầm non bị tố cầm tiền xin việc rồi “mất tích”?
-
Điện lực Nam Định: Uy tín chính là chất lượng công trình được ủy thác quản lý
-
Nam Định: Nhân viên xe bus đuổi hành khách xuống đường?
-
Nam Định: Làm ca đêm về, người đàn ông tử vong cùng xe máy dưới sông
-
Nam Định: Thu giữ hơn 1,5 tấn hàng hóa không rõ nguồn gốc
-
Khuyến cáo người dân khi đi tắm biển
-
Nam Định gấp rút tiến hành các biện pháp nhằm hạn chế dịch tả lợn châu Phi
-
Liên minh ma túy xuyên quốc gia thoát 3 án tử
-
Học sinh Nam Định làm clip kỷ yếu gay cấn như phim hành động
-
Đoàn xe SH trai xinh gái đẹp ‘đầu trần’ đi bê tráp bị CSGT thổi phạt
-
Nam Định: Nghề săn rươi kiếm hàng chục triệu mỗi ngày
-
Sở GD&ĐT Nam Định xây dựng Cổng thông tin điện tử theo mô hình tập trung
-
Nam Định: Kinh hãi xác lợn chết nổi lềnh phềnh đầy sông, ngay trước nhà bí thư
-
Sự thật về cô bé đỡ tráp ăn hỏi ở Nam Định