Địa chỉ : Xã Điền Xá- Nam Trực- Nam Định ( Bản đồ )
Chánh xứ : Linh mục Vinh sơn Đinh Văn Mợi
Lã Điền là vùng dất nằm ven song Hồng và dân tới đây khai hoang lập ấp vào khoảng thế kỷ XVI.Phần đất Lã Điền vô cùng màu mỡ và thuận lợi cho nông nghiệp. Theo các cụ trong làng kể lại thì không ai biết địa danh Lã Điền có từ bao giờ cả, theo suy đoán thì một số dân cho rằng do các vị thừa sai đặt cho, phần khác lại bảo là do Vua ban…
Lã Điền là vùng truyền giáo của hội thừa sai Pari và Dòng thuyết giảng Đaminh phụ trách coi sóc và truyền giáo. Khi các ngài nhận thấy giáo dân ngày càng gia tăng khu vực Lã Điền liền xin phép bề trên cho phép thành lập giáo họ. Các vị giáo sĩ và giáo dân cùng chung tay, góp công góp sức xây dựng nhà thờ và giáo họ Lã Điền được thành lập và thuộc về xứ Báo Đáp.
Ngôi nhà thờ đầu tiên được xây dựng ngay ven đê song Hồng, do những thay dổi về thời tiết và khí hậu cộng với sựu gia tăng mạnh về giáo hữu, giáo họ đã chung tay xây dựng lại ngôi nhà thờ thứ 2 làm bằng gỗ ngay giữa trung tâm làng làm cho sinh hoạt của giáo dân ở đây đạo đức hơn so với ngôi nhà thờ trước kia.
Khi thành lập giáo họ nhận Đức Mẹ Mân Côi làm bổn mạng và hang năm mừng lễ trọng thể vào ngày 7/10. Ban đầu do các cha thừa sai và cha dòng Đaminh coi sóc nhưng biến cố năm 1936 phân chia giáo phận Trung thành Bùi Chu và Thái Bình thì Lã Điền do các cha Việt nam coi sóc, tính đến thời điểm hiện tại thì giáo họ đã trải qua nhiều đời linh mục coi sóc và phục vụ giáo dân Lã Điền.
Năm 1957, đức cha Giu se Phạm Năng Tĩnh đã tách một số họ lẻ để thành lập giáo xứ mới lấy tên gọi là Lã Điền, đây là người con thứ 6 trong 7 anh em thuộc xứ mẹ Báo Đáp.Lịch sử giáo xứ Lã Điền sang trang mới
Giáo xứ Lã Điền phía Bắc giáp thành phố Nam Định, phía Đông giáp song Hồng, phía Tây giáp xứ Báo Đáp và phía nam giáp xứ Dương A
Từ khi thành lập Lã Điền chưa bao giờ có cha ở lại thường xuyên, đặc biệt là vào những năm thiếu linh mục trầm trọng. Thường là do các cha ở Báo Đáp và Bách Tính tới đây phụng vụ. Năm 2000 giáo dân cùng ca xứ Vinh sơn Bùi Công Tam hạ giải ngôi nhà thờ cũ do xuống cấp trầm trọng và không đáp ứng được nhu cầu phụng vụ của giáo dân ngày một thêm dông.Nhà thờ mới xây theo kiến trúc goothich dài 50m, rộng 17m cao 18m và được khánh thành vào tháng 7 năm 2004 do Đức cha Hoàng Văn Tiệm chủ sự.
Năm 2004 cha Vinh sơn Bùi Công Tam qua đời tại giáo xứ Báo Đáp thì cha Giuse Phạm Xuân Thi về coi sóc kiêm thêm giáo xứ Lã Điền
Một biến cố vĩ đại ngày 29/7/2007, Đức cha Giuse Hoàng Văn Tiệm đã ký bài sai thuyên chuyển cha Vinh sơn Đinh Văn Mợi từ giáo xứ Kiên Chính về coi sóc đoàn chiên xứ Lã Điền sau bao năm đợi chờ không có linh mục. Qủa là một hồng ân lớn lao mà Chúa ban cho giáo xứ, kể từ khi có cha xứ ở lại giáo xứ thường xuyên đời sống đạo đưc được quan tâm, các em được học hành giáo lý đầy đủ, đời sống giáo dân Lã Điền ngày càng thăng tiến và phát triển.
Theo: GPBC
- Mỹ Lộc: Đáng nể vườn địa lan Hoàng Vũ đạt kỷ lục lớn nhất nước
- Đám cưới quê hoành tráng với mâm cỗ chỉ 2,6 triệu đồng 16 món khiến dân mạng xuýt xoa
- Việc Tử Tế: Chàng Trai trẻ Nguyễn Văn Hiếu Giao Thủy Nam Định
- Đẹp ngỡ ngàng những con đường làng rực rỡ màu hoa
- Món ngon Nam Định: Bánh cuốn làng Kênh
- Quất Lâm được nâng cấp lên thị xã
- Căn nhà nắng chiếu khắp phòng tại Nam Định đẹp lung linh trên báo ngoại
- Thành phố Nam Định chìm trong bóng tối sau bão
- Độc đáo nghệ thuật múa Sơn Quân – Trực Ninh Nam Định
- Chè thái, quà vặt Nam Định
- Cty CP Sông Đà 11: Xử lý nghiêm cán bộ kỹ thuật làm không đúng quy trình
- [VIDEO] Một lần trải nghiệm rừng ngập mặn Xuân Thủy
- Đặc sản Nam Định: Bánh gai Bà Thi
- Làng cây cảnh Vỵ Khê
- Bà và mẹ mất trên đường đi khám bệnh: Bé gái 6 tuổi đau đớn trên giường bệnh
- Nguyên Bí thư Tỉnh đoàn Nam Định tố bị giả mạo chữ ký
- FPT shop Nam Định mừng sinh nhật 2 Tuổi
- [Tiếp] hình ảnh giáng sinh tại một số giáo xứ Nam Định
- Ý Yên: Lật tàu chở đá, hai vợ chồng chết và mất tích
- Đưa vợ con đi du lịch Đà Lạt, người đàn ông bị bắt vì trộm hàng chục triệu đồng
- Giải oan cho 11 người con nghi bỏ rơi mẹ già nằm liệt giường ở Nam Định
- Bảo tàng Nam Định ‘mở chợ’ cổ vật