“Hầu đồng” là một nghi thức quan trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu, thể hiện nét đẹp tâm linh của người Việt.
Kỳ 2: Góc khuất sau câu chuyện “hầu bóng”?
“Hầu đồng” là một nghi thức quan trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu, thể hiện nét đẹp tâm linh của người Việt. Cùng với những giá trị văn hóa tốt đẹp, sự phát triển nở rộ của loại hình nghệ thuật này cũng chứa đựng nhiều “góc khuất” ít ai biết…
“Thế giới” đồng cốt…
“Hầu đồng” là một “thế giới” tâm linh nghi hút khói hương, thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay, thế giới của những đền, những phủ, những đồng cô, đồng cậu, với mê muội những con nhang, đệ tử trong các buổi hầu đồng, khấn bóng. Lao vào thế giới đó, ngoài những người làm ăn buôn bán, còn có cả những người được gọi là trí thức, thậm chí có cả những người quyền cao chức trọng…
Trong nghi lễ “Hầu đồng”, Đồng Cô, Đồng Cậu là mối liên kết con người với thần linh, các vị Thánh sẽ nhập đồng vào người họ để phán truyền, ban phúc cho các “tín dân”.Theo quan niệm dân gian, người hầu đồng trước hết phải là người có duyên với đạo Mẫu (có căn), đa số những người hầu đồng là do hoàn cảnh bản thân thúc ép, do di truyền gia tộc hay bản tính có căn đồng.
Người nào có “căn” mà chưa ra trình Thánh thì thường bị bệnh tật, ốm đau, mà đây là thứ bệnh “âm”, chữa chạy bằng thuốc thang không khỏi, khi làm ăn thường thất bát, thua thiệt.
Dân gian gọi hiện tượng này là “cơ đày”, tức người đang bị Thánh đày ải. Ra đồng rồi thì thường sức khoẻ hồi phục, làm ăn được hanh thông.
Nói về vấn đề này, Giáo sư Ngô Đức Thịnh (Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa Dân gian – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam) chia sẻ:
“Những người có căn đồng, tham gia hầu đồng – Đây không phải mê tín dị đoan mà nhân tố quan trọng nhất đó chính là niềm tin vào những thứ mang tính chất siêu nhiên, những cái con người không giải thích được”.
Nói về các Đồng Cô, Đồng Cậu, họ thường có tâm tính khác người, rất nhạy cảm, dễ thay đổi và không ít người trong số họ, nhất là các Đồng Cậu thường là ái nữ (đàn ông nhưng lại ẻo lả như phụ nữ), bởi thế dân gian hay nhận xét ai đó “tính đồng bóng” hay trông “đồng cô quá” là vì lẽ này.Trên thực tế, chưa có một quy chuẩn rõ ràng nào để xác định một người bình thường trở thành thanh đồng, nhiều đối tượng đã lợi dụng lỗ hổng này để kiếm lợi bất chính, không có “căn quả” vẫn xin ra trình đồng, giả mạo thần thánh phán truyền sai lệch, mở khóa hầu để “rút tiền” và lòng tin của “tín dân”.
PGS, TS Tô Văn Trụ – Phó chủ tịch Hội Di sản văn hóa VN cho rằng, ở nhiều nơi hầu đồng vẫn có những hiện tượng các bà đồng, thanh đồng chê bai, dè bỉu lẫn nhau, ngay trong cộng đồng thanh đồng, nhóm này bài xích nhóm khác diễn ra như cơm bữa.
Bên cạnh đó, một số người có điều kiện, cứ động xảy ra việc lớn, nhỏ là đi hầu đồng để “giải hạn”, thậm chí lấy hầu đồng để “khoe mẽ”, thì nguyên nhân “đâu đâu cũng thấy hầu đồng” còn xuất phát từ phía chính các thanh đồng.Trong xã hội, có không ít trường hợp“thầy” cứ gặp ai đến xem cũng dọa “Có căn đồng, số lính, nếu không ra hầu sẽ gặp họa”. Nghe thế, có người đang bệnh tật, gia cảnh túng quẫn cũng cố đi vay mượn mấy chục triệu để hầu đồng.
Chưa kể đến việc, hiện nay nhiều thanh đồng còn “mượn” mạng xã hội để đánh bóng tên tuổi, càng nổi tiếng thì càng khó mời, giá mời càng cao, “hầu đồng” như chạy show,… làm mất đi giá trị cốt lõi của nghi lễ này.
“Tốt lễ, dễ kêu”?
Hiện nay, “hầu đồng” đã được cộng đồng tiếp nhận theo cách tích cực hơn, thu hút tất cả các tầng lớp trong xã hội, có cả những người giàu có, chức cao,người ta đua nhau đi tán lộc khiến bản danh sách “các thầy” ngày một dài hơn.
Cũng vì thế mà không biết bao nhiêu người đã hao tiền, tốn của, khánh liệt tài sản vì niềm tin mê muội vào đồng cốt.
Không ít người có suy nghĩ lễ vật càng to, mở khóa đồng càng lớn thì càng thể hiện sự thành tâm, lắm lộc, bởi vậymà họ sẵn sàng chi ra những khoản chi phí “khủng” để cầu Thánh.
Tuy nhiên, quan điểm này là hoàn toàn sai lệch với ý nghĩa ban đầu của “hầu đồng”, theo Giáo sư Ngô Đức Thịnh: “Đi lễ, lòng thành là điều quan trọng nhất”.
Trong dịp đi lễ đầu năm, tôi đã có mặt ở Phủ Dầy (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định), nơi được xem là trung tâm của đạo Mẫu vì gắn với sự tích Mẫu giáng thế.Hoạt động “hầu đồng” diễn ra rất “sôi động”, theo một người dân địa phương bán đồ lễ lâu năm tại đây chia sẻ: “Các đoàn “hầu đồng” ở khắp nơi về, muốn tổ chức một khóa đồng ở Phủ Dầy phải đặt lịch trước cả tuần, cả tháng với ban quản lý di tích ấy chứ, mà bây giờ là còn chưa phải chính hội, nên còn hạn chế mở hầu để người dân đi lễ, vào dịp chính hội tháng 3 còn đông hơn nhiều”, bác cho biết thêm chi phí để mở một lễ “hầu đồng” thường rất tốn kém“ cũng tùy thuộc vào từng gia đình, ít cũng phải mấy chục triệu, nhiều đoàn giàu có lên đến mấy trăm triệu cũng có, trung bình một lễ cứ tầm hơn trăm triệu”.
Vậy mới hiểu vì sao người ta lại mê mẩn “cái nghề” này đến vậy. Có những thanh đồng cứ theo thầy hầu đồng vài khóa, có khi còn chưa thuộc hết lời ca, nghi thức, nghi lễ đã “ra đồng”, mở phủ dẫn đến việc biến tướng, sai lệch trong cách thức.
Thừa nhận tình trạng loạn đồng, dị đồng, ông Nguyễn Văn Thư, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Nam Định, thành viên tham gia giúp tỉnh Nam Định chuẩn bị hồ sơ trình UNESCO, cảnh báo không nên hiểu việc tín ngưỡng được thế giới vinh danh như là việc được cấp thẻ hành nghề hầu đồng để rồi khắp nơi tổ chức hầu đồng.
“Hầu đồng là một nghi lễ thực hành tín ngưỡng và không phải ai cũng có thể thực hành được. Không thể có chuyện thánh bảo hầu đồng phải làm lễ thế nào, mua những gì cũng được. Đó chẳng qua là “mượn” thánh để trục lợi”.
Như vậy, phía sau giá trị văn hóa tốt đẹp, “hầu đồng” vẫn đang tồn tại những vấn đề bất cập cần được quan tâm và xử lý.Trước đây, suốt một thời gian dài “hầu đồng” bị cho là mêm tín, dị đoan, đến khi được vinh danh, nghi lễ này phát triển nở rộ, kéo theo rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng.
Đã đến lúc, chúng ta cần nâng cao nhận thức về di sản phi vật thể, nó giúp kết nối, tạo bình đẳng, hài hòa giữa thủ nhang, bản hội, tạo nên một cộng đồng thờ Mẫu thống nhất. Nhờ đó, giảm thiểu sự cạnh tranh không lành mạnh, tránh lợi dụng các cơ sở thờ tự để buôn thần bán thánh, thương mại hóa…
Theo Dương Ninh
(khoe365.net.vn)
- Làng cổ Bách Cốc – Vụ Bản Nam Định
- 4 cô gái Việt được báo ngoại quan tâm bởi vẻ ngoài nổi bật
- Nam Đinh: “Phát hờn” với cây khế cổ thụ giá gần nửa tỷ
- [Giao Thủy] Chuyện ở làng vợ bé
- Biển Thịnh Long Nam Định
- Gạo Nam Định lên ngôi ở Hà Nội
- Chàng Trai Nam Định là một trong những nhân vật trẻ đáng chú ý nhất năm 2017
- Ý Yên: Huyện chấp thuận để xã bán đất trái thẩm quyền, dân không được cấp sổ đỏ
- Nam thợ xây bị phạt 7 triệu đồng sau liên hoan tất niên cuối năm
- Mùa tôm thuyền trứng
- Trẻ bị lạc đêm Giáng sinh được Công an phường chăm sóc, giúp về với gia đình
- Làng cây cảnh Vỵ Khê
- Bánh Dầy Vị Dương Nam Định
- Hình ảnh cô gái “mặc như không mặc” trên chuyến xe khách Hà Nội – Nam Định khiến nhiều người phải đỏ mặt quay đi
- Người đàn ông tử vong trên sông ở Nam Định: Đã xác định được nguyên nhân
- Đền Trần, cướp phết, hội Gióng sẽ văn minh hơn?
- Bánh xíu páo thành Nam gợi nhớ thời cắp sách tới trường
- Khuyến cáo người dân khi đi tắm biển
- Nhà thờ Giáo xứ Nam Dương
- Phiên tòa xét xử Phan Văn Vĩnh được bảo vệ bằng súng “cực khủng”
- Tin pháp luật mới nhất hôm nay
- Nghĩa Hưng: Vỡ hụi tiền tỷ, chấn động vùng quê ven biển