Khán giả như được trở về với đời sống nông thôn những năm 60, 70 của thế kỷ XX, được sống trong những căn nhà cổ mái ngói, cột gỗ ngả màu, gạch đất nung,… hết sức bình dị mà thân thuộc.
“Thương nhớ ở ai” là bộ phim về đề tài nông thôn lấy cảm hứng từ tiểu thuyết “Bến không chồng” của nhà văn Dương Hướng (đạo diễn Lưu Trọng Ninh), khắc họa số phận bi kịch của những người phụ nữ nông thôn thời hậu chiến.
Dù mới chỉ phát sóng những tập đầu tiên, nhưng bộ phim đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía khán giả. Hình ảnh thuần khiết về làng quê Việt Nam với cây đa, bến nước, sân đình,… hay chỉ là một chiếc cối xay, một đụn rơm khô giữa sân nhà cũng đã được khắc họa được rõ nét và để lại nhiều ấn tượng sâu đậm.
Cây đa, giếng nước, sân đình… hình ảnh đặc trưng của kiến trúc làng Việt.Bến nước trong xanh bình yên gợi nhớ những nét xưa quý giá.
Kiến trúc nhà gỗ Việt Nam được coi như là một di sản văn hóa quý giá, bởi đây là điển hình của một nền kiến trúc mang đậm tính nhân văn được tạo dựng qua nhiều thời kỳ lịch sử của dân tộc.Căn nhà gỗ 5 gian (gồm 3 gian chính và 2 gian phụ – thường gọi là chái) với mái ngói đỏ xuất hiện trong nhiều cảnh quay đẹp trong “Thương nhớ ở ai”.Nhà gỗ xưa luôn gắn liền với hai yếu tố “thổ” và “mộc”, đất – gỗ là nền cho sự vững chắc của ngôi nhà.
Với mong muốn tái hiện hình ảnh làng quê Bắc bộ thuần khiết trong những năm 1954 – 1975, ê kíp bộ phim phải lặn lội đi tìm bối cảnh ở 18 làng quê khác nhau tại 6 tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra. Đạo diễn Lưu Trọng Ninh cho biết: “Chúng tôi phải tìm từng góc như giếng nước chỗ này, bờ ao chỗ kia và khi dựng liên kết lại thành ngôi làng hoàn chỉnh. Khán giả vẫn có cảm giác đang ở trong một không gian”.Nhiều không gian nhà Việt cổ được tái hiện rõ nét trong “Thương nhớ ở ai”.
Nhà xây mái ngói khang trang thường là nơi làm việc của chính quyền địa phương.
Khán giả như được trở về với đời sống nông thôn những năm 60, 70 của thế kỷ XX, được sống trong những căn nhà cổ mái ngói, cột gỗ ngả màu, gạch đất nung,… hết sức bình dị mà thân thuộc.Đường làng với những bức tường gạch mộc không trát, không sơn bình dị hai bên…Căn nhà mái ngói của một gia đình nghèo, cửa nhà bằng lá và khung tre lợp lại. Tường nhà bếp là những tấm phên tre, nứa hết sức bình dị.Hàng rào tre, nứa đơn sơ.Ngôi nhà của một gia đình “nghèo nhất làng” bên cạnh đụn rơm lớn…Trong nhà không có gì đáng giá, chỉ có tấm phản để nằm, vài cái chum, vại, giàn tre nứa để đồ lặt vặt,…Góc bếp rơm nhỏ, nồi gang,… gợi nhớ hình ảnh nhà quê Việt hết sức chân thực.Nhà tranh mái lá dựng tạm bợ gần bờ ao.Hình ảnh một bữa cơm của gia đình đông con xưa.
Bên cạnh bối cảnh, việc tìm kiếm những đạo cụ – những vật dụng, công cụ lao động thời xưa phù hợp với bối cảnh phim cũng là điều khiến đoàn làm phim gặp nhiều khó khănGuồng quay tơ gợi nhớ đến câu ca dao “Một nong tằm bằng năm nong kén – Một nong kén bằng chín nén tơ”Chiếc cối giã gạo mà đoàn làm phim đã mua từ Nam Định rồi vận chuyển lên Bắc Giang để thực hiện cảnh quay.
Ngoài ra còn có những vật dụng khác như hòm thóc, quây thóc, cửa bức bàn,… đoàn làm phim cũng mất rất nhiều công sức để sưu tầm.
Theo Du Jin (Khám phá)
- Công Viên Tượng Đài Cố Tổng Bí Thư Trường Chinh
- 19-1-2016 Cụ Rùa Hồ Gươm nổi lên mặt nước
- Bắt đối tượng vận chuyển trái phép 2 bánh heroin
- Bão chuyển thành áp thấp, Nam Định mưa ngập một số nơi
- Phó Bí thư Nam Định: Đóng cửa Nhiệt điện than nếu gây hại môi trường
- Xét xử ông Phan Văn Vĩnh ở sân rộng nghìn mét, 200 người tham gia tố tụng
- Đền Thánh Báo Đáp – Giáo Phận Bùi Chu
- Ấm lòng bát phở 5000 ở Thành Nam
- Nhà thờ Giáo họ Phanxicô
- Món ngon Nam Định: Bánh cuốn làng Kênh
- Nam Định: Tai nạn liên hoàn, giao thông ùn tắc
- Vỡ nợ khoảng 50 tỷ ở Nam Định: Nhiều người bỗng dưng thành con nợ
- Clip mẹ đẻ “đại chiến” mẹ chồng ở bệnh viện Nam Định: Tôi nhịn bà thông gia nhiều lần rồi, suốt ngày hành hạ con dâu!
- Nam Định: Phát hiện thi thể bé sơ sinh gần cầu Đò Quan, nghi bị mẹ vứt bỏ
- Vụ khách Tây đăng clip tố bị trả tiền âm phủ: Nam tài xế khóa máy, công an Hoàn Kiếm phải in ảnh tìm kiếm xác minh