Lặn lội lên vùng đất mới Mộc Châu với 2 bàn tay trắng, anh Dương Văn Nội, ở tiểu khu 70, thị trấn Nông trường Mộc Châu (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) đổi đời, thành một nông dân giàu có nhờ gắn bó với nghề nuôi bò sữa.
Quyết chí làm giàu
Sinh ra và lớn lên trên vùng đất Nam Định, hoàn cảnh gia đình khó khăn, học xong cấp 3 anh Nội cùng đám bạn chung cảnh ngộ, rời quê nhà phiêu bạt khắp nơi làm thuê, làm mướn, nay đây mai đó. Năm 1992, anh lên vùng đất Mộc Châu lao động thuê cho các trang trại bò sữa. Thấy việc nuôi bò sữa đem hiệu quả kinh tế cao hơn so với các nghề chăn nuôi khác nên anh Nội tính chuyện đầu tư phát triển lâu dài.
Ban đầu, anh Nội mua chịu 2 con bê con của Công ty bò sữa (nay là Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu) về nuôi. Tuy nhiên, do chưa nắm được hết kỹ thuật nuôi nên bò bị chết, khó khăn lại khó khăn thêm.Đến năm 2000, anh quyết định đầu tư lại, tiếp tục vay vốn của Công ty mua thêm 5 lứa bò và nhận khoán 3 ha đất trồng cỏ. Được sự hỗ trợ tận tình của các cán bộ kỹ thuật trong Công ty, đàn bò của anh Nội ngày càng phát triển. Cũng từ đây, cuộc sống của gia đình anh ngày một khấm khá hơn.
Anh Nội, chia sẻ: Lúc nhận vay vốn tôi lo lắm nhưng được Công ty hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật nuôi, chăm sóc, từ khâu cho bò ăn, phòng dịch bệnh đến đầu ra của sản phẩm đều được Công ty hỗ trợ và bao tiêu hết nên tôi mới yên tâm. Công việc còn lại của mình là làm sao chăm sóc đàn bò thật tốt, cho nhiều sữa, chất lượng sữa tốt.
“Do đồng vốn đầu tư ít nên tôi vừa làm, vừa trả nợ, tích được bao nhiêu vốn lại tiếp tục mua thêm bò để nhân đàn. Được cái, nghề này nếu chăm sóc tốt và có sự bảo trợ của Công ty thì nguwoif chăn nuôi cũng phất lên rất nhanh. Vì thế đến nay, đàn bò đã tăng lên 80 con, trong đó, 30 con đang cho vắt sữa. 1 con bò mỗi ngày có thể cho từ 25 – 35 lít sữa, tính ra mỗi tháng tôi thu được từ 25 tấn – 30 tấn sữa tươi, trừ chi phí mỗi năm tôi thu lãi gần 2 tỷ đồng” -anh Nội nói.
Chia sẻ kinh nghiệm
Đi một vòng quanh trại bò của anh Nội, thấy lạ là: Cả chuồng bò 80 con mà lúc nào cũng luôn sạch sẽ, đặc biệt hơn là trong khu chăn nuôi không hề có ruồi nhặng hay chút mùi khó chịu nào ? Lý giải về việc này, anh Nội bảo: Đó là do sự hỗ trợ của Công ty trong việc đầu tư thiết kế, xây dựng hệ thống chuồng trại khép kín. Với hệ thống này, chất thải xử lý và tái sử dụng trở lại tưới, bón cho đồng cỏ, giảm được chi phí mua phân từ bên ngoài mà lại bảo vệ được môi trường.
Ông Phạm Hải Nam, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu, cho rằng: Với hình thức liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với người nông dân từ con giống, kỹ thuật, sản xuất thức ăn, bao tiêu sản phẩm… đã tạo nên một chu trình khép kín từ khâu chăn nuôi đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, người dân còn được Công ty tạo điều kiện vay và hỗ trợ kỹ thuật, công tác thú y… giúp người lao động yên tâm sản xuất, góp phần tạo việc làm nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo ở địa phương.(Theo Dân Việt)
- Tin bão số 3: Nam Định khẩn trương di dời dân
- Bãi biển Nam Định tan hoang như bãi chiến trường
- Công An Nam Định bắt 600 kg nội tạng không rõ nguồn gốc
- Phiên tòa chưa phải cuối cùng cho Đoàn Thị Hương và những nỗi tức giận
- Bão chồng bão trên biển, các tỉnh Quảng Ninh đến Nam Định bị ảnh hưởng trực tiếp
- Cầu Đò Quan Nam Định trở thành nơi tự tử từ khi nào ?
- ‘Ngày cuối’ của kẻ cầm đầu đường dây buôn ma túy khủng liên tỉnh
- Nam Định: Ba tội danh đối với kẻ bắt cóc vợ “hờ”
- Chìm tàu chở hơn 1.000 tấn xi-măng ở Nam Định
- Ý Yên: Những báu vật nơi phế tích Chương Sơn
- Nam Trực: Rợn người ô nhiễm làng nghề tái chế nhôm, ruồi, muỗi sinh sôi nảy nở
- Đưa vợ con đi du lịch Đà Lạt, người đàn ông bị bắt vì trộm hàng chục triệu đồng
- Bất ngờ với số lượng lợn chết do dịch lở mồm long móng ở Nam Định
- Vụ nữ sinh mang bầu nhảy cầu tự tử sau khi cãi vã với bạn trai: Nạn nhân mắc bệnh về não
- Bánh mỳ Bít Tết Hai Bà Trưng Nam Định