“Hỡi cô thắt dải lưng xanh/Theo anh về Nam Định, cùng dệt lụa ươm tơ”- câu hát cứ ngân nga trong lòng du khách khi đến thăm làng nghề tơ lụa Cổ Chất (thuộc xã Phương Định, Trực Ninh).
Và hình ảnh ấn tượng nhất là dọc bờ đê dẫn vào làng óng ánh những bó tơ vàng, tơ trắng nuột nà được phơi trên những sào tre tắm nắng chuẩn bị đem vào dệt lụa. Trong khung cảnh thơ mộng đó, tiếng lách cách thoi đưa lẫn với tiếng trẻ ê a học bài càng khiến không khí lãng mạn, yên ả, thanh bình.
Suốt chiều dài lịch sử vài trăm năm sinh tồn với nghề dâu tằm, Cổ Chất trở thành một làng nghề nổi tiếng không chỉ đất thành Nam mà còn khắp vùng miền gần xa. Theo các bậc cao niên trong làng Cổ Chất, nghề tơ tằm ở đây đã có từ lâu đời, hưng thịnh nhất vào thời Pháp thuộc. Trước năm 1945, sản phẩm tơ lụa làng Cổ Chất từng đoạt được giải cao tại một kỳ đấu xảo (hội chợ) cho chế độ cũ tổ chức.
Dù hiện nay máy móc công nghiệp phát triển nhưng làng Cổ Chất vẫn giữ cách làm nghề truyền thống. Để làm ra những bó tơ óng nuột kia, người dân Cổ Chất đã trực tiếp trồng dâu ở vùng đất bãi ven sông Ninh Cơ để nuôi tằm. Để nuôi được con tằm không đơn giản, thành ngữ đã có câu: “Nuôi lợn ăn cơm nằm/ Nuôi tằm ăn cơm đứng” để nói về sự vất vả, khổ công của nuôi tằm. Con tằm trưởng thành sẽ nhả tơ, kéo kén, kén tằm trưởng thành trong thời gian khoảng 25 ngày được đem đi kéo sợi.
Trước công đoạn kéo sợi, kén tằm được cho vào một nồi nước lớn để luộc qua, phải nhanh tay đảo đều để cho sợi tơ kéo ra được dai, bền và mềm mại. Sau đó kén tằm được các bà, các chị vớt ra từ nồi nước nghi ngút khói, chuyển sang công đoạn đưa kén lên bàn kéo sợi. Sợi tơ mảnh như ánh nắng, chui qua một lỗ nhỏ rồi cuốn mình vào guồng đang quay tít thành những bó tơ trắng, tơ vàng đem ra hong nắng bằng những chiếc sào tre thủ công.
Đi qua những thăng trầm của cuộc sống, tơ Cổ Chất vẫn được xem là sản vật quý của Nam Định và nghề làm tơ vẫn tồn tại, phát triển, góp phần đem lại cuộc sống ấm no cho người dân. Hiện nghề ươm tơ, dệt lụa ở Cổ Chất đã dần mai một, trong làng còn không nhiều hộ còn giữ được nghề. Bởi vậy, việc bảo tồn và phát triển được nghề tơ ở Cổ Chất đang được tỉnh và địa phương quan tâm, điều này không chỉ đem lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân trong làng mà còn là động thái gìn giữ làng nghề truyền thống còn mãi với thời gian.
Theo: baophapluat.vn
- Làng ươm tơ bằng tay nổi tiếng nhất Việt Nam
- Chàng trai Nam Định mang băng rôn in hình bạn gái, biểu ngữ đến cổng nhà bạn gái để tỏ tình
- Nam Định: Độc đáo cuộc đua thuyền ‘khắc nghiệt’ nhất Việt Nam
- Nam Định: Nữ sinh chỉ kịp chịu tang mẹ nửa ngày muốn học ĐH Ngoại thương
- Phụ huynh Nam Định ‘xếp hàng’ đón con
- Nguồn gốc của Phở Nam Định
- [Photo] Trải nghiệm vẻ hoang sơ của sông nước ngập mặn Vườn Quốc Gia Xuân Thủy Nam Định
- Bão tiến sát đất liền, địa phương gấp rút ứng phó
- Tân Hiệp Phát có “gọt chân cho vừa giày”?
- Bé trai 4 tuổi tử vong bất thường sau bữa ăn trưa tại trường
- Nam Định: Nông dân điêu đứng vì khoai tây chỉ 3.000 đồng/kg
- Doanh nhân Thành Nam “thăm hỏi và san sẻ cùng những người vô gia cư”
- Nam Định: Cháu bé tử vong bất thường tại bệnh viện sau khi sinh
- Clip – Hình sự đặc nhiệm và hiệp sĩ bắt nóng tội phạm quê Nam Định trên phố
- Yếu tố cấu thành Tội cho vay lãi nặng và hình phạt?
- Hải Hậu: Làng kèn đồng Phạm Pháo
- Thót tim khi cả gia đình thoát chết trong gang tấc trước bánh xe container
- Gia tăng tình trạng nông dân bỏ ruộng tại Nam Định
- Nam Định: Sinh con thứ 3 phải nộp phạt mới được làm giấy khai sinh
- Nam Định: Bắt giam 4 cựu ‘quan xã’ bán đất trái thẩm quyền
- Đầu năm, giới trẻ đổ xô về phiên chợ se duyên độc nhất thành Nam
- Triều cường dâng cao, sóng cuồn cuộn tràn đê Quất Lâm