Cầu Ngói Chợ Lương - một trong ba cây cầu ngói đẹp nhất Việt Nam

Cầu Ngói Chợ Lương – một trong ba cây cầu ngói đẹp nhất Việt Nam

Ai qua Cầu Ngói Chợ Lương, Ghé thăm Mỹ nghệ Hải Minh làng nghề, Hoành phi Câu đối Tủ chè, Đi lên đổi mới diệu kỳ sáng tươi,

Đến Cầu Ngói Chợ Lương ( mới được tu sửa năm 2010) thuộc xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định là Quý vị đã đến điểm đầu của làng nghề Hải Minh ( xã Hải Minh, huyện Hải Hậu).

Đến Cầu Ngói Chợ Lương ( mới được tu sửa năm 2010) thuộc xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định là Quý vị đã đến điểm đầu của làng nghề Hải Minh ( xã Hải Minh, huyện Hải Hậu).

Tem cầu ngói phát hành tháng 4 năm 2012

Tem cầu ngói phát hành tháng 4 năm 2012


2
Từ thành phố Nam Định về Làng nghề Hải Minh (làng nghề truyền thống làm đồ gỗ mỹ nghệ và cây cảnh nghệ thuật), Quý khách đi đường Quốc lộ 21 về phía nam rẽ Ngoặt Kéo (20 km tính từ Nam Định) về Đò Huyện, đi khoảng 1 km là tới Cầu Ngói Chợ Lương (hay Cầu Ngói Chùa Lương), điểm đầu của xã Hải Minh, đi tiếp 500 m là tới Làng nghề Hải Minh. (mất khoảng 40 phút đi xe hơi kể cả qua đò)

Ngắm cây cầu nằm soi mình bên dòng nước trong xanh đã mang đến cho phong cảnh làng quê Việt một vẻ đẹp thật đặc biệt, khó quên. Tại đây, trong một lần về thăm quê, đứng trên cầu, Nhà Thơ Vũ Quần Phương đã sáng tác bài thơ Đợi… tuyệt hay.Vài năm sau đó, Nhạc sỹ Huy Thục cũng về Hải Hậu công tác, Nghe nói : khi Nhạc sỹ đứng trên cầu đợi “ô tô khách” giữa trưa hè oi ả …, chính dòng sông dịu mát cùng cảnh đẹp thôn quê Hải Hậu đã thổi hồn và chắp cánh cho những giai điệu mượt mà, đằm thắm, nhớ nhung, mà mỗi khi nghe thấy ai nấy đều cảm thấy bồi hồi súc động, bởi trong cuộc đời mỗi chúng ta, ai mà chẳng có lúc “ĐỢI …”.
Quần thể Cầu ngói – Chùa Lương – Chợ Lương – Chùa Phúc Hải – Giếng đá Phúc Hải và trên 20 nhà thờ công giáo đẹp lộng lẫy … làm nên một quần thể di tích nổi tiếng tại Hải Hậu – Nam Định – Việt Nam

Quần Anh nổi tiếng từ xưa

Biển đình phong lạc, bia chùa Phúc Lâm

Câu ca truyền đời nói đến một vùng đất mà cách đây gần 6 thế kỷ là cái nôi của cuộc khai hoang, lấn biển. Hồi đó 4 ông tổ khai sáng: Trần Vu, Vũ Chi, Hoàng Gia, Phạm Cập và 9 dòng họ từ khắp nơi tụ về sinh cơ, lập nghiệp, trải qua bao gian nan, vất vả lập nên những xóm làng trù mật, phát triển trăm nghề, mở rộng địa bàn sinh sống để thành huyện Hải Hậu ngày nay.

Lễ hội truyền thống Cầu Ngói – Chùa Lương

Vùng đất Quần Anh xưa (lúc đầu mang tên Quần Cường ấp, có thời là xã Quần Phương ) còn lưu giữ những giá trị văn hoá phong phú, mà tiêu biểu là cụm di tích lịch sử, văn hoá Chùa Lương – Cầu Ngói – Chùa Phúc Hải thuộc Quần Anh Thượng (có giai đoạn đổi tên là Quần Phương Thượng – nay có tên là xã Hải Anh và xã Hải Minh phía bắc của huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định ). Nằm trong quần thể di tích này còn có đình Phong Lạc với tấm Hoành Phi nổi tiếng mang 4 chữ vua Lê ban tặng: “ Mỹ Tục Khả Phong ”.
1Cầu ngói cách chùa Lương khoảng 100m, nằm ngay trên con đường dẫn vào chùa, cạnh khu chợ sầm uất có tên là Chợ Lương tạo thành một quần thể di tích. Cùng niên đại xây dựng với chùa Lương, cầu Ngói mà nhân dân ta quen gọi là cầu Ngói chợ Lương (vì cầu ở liền chợ ) là một trong số 10 chiếc cầu cổ nhất Quần Anh xưa và là một trong ba cây cầu ngói cổ và đẹp nhất Việt Nam.
1

2

Giếng đá & Chùa Phúc Hải di tích lịch sử văn hóa - xã Hải Minh - cách cầu ngói 700 m về phía Bắc

Giếng đá & Chùa Phúc Hải di tích lịch sử văn hóa – xã Hải Minh – cách cầu ngói 700 m về phía Bắc

Về thăm cụm di tích này Quý khách cũng đừng quên ghé thăm các công trình văn hóa tôn giáo nổi tiếng khác, đặc biệt là trên 20 nhà thờ cổ kính đẹp lộng lẫy với các dòng kiến trúc Á Âu kết hợp, bởi cũng chính nơi đây, đất Quần Anh (cùng với Ninh Cường, Trà Lũ cách 10 – 20 Km) vào năm 1533 – 1553 , nơi đầu tiên được các Giáo Sỹ người Hà Lan đến truyền đạo tại Việt Nam. Nhà thơ Phạm Quốc Khánh và Vũ Quốc Toản đã viết :

Ai qua Cầu Ngói Chợ Lương

Ghé thăm Mỹ nghệ Hải Minh làng nghề

Hoành phi Câu đối Tủ chè

Đi lên đổi mới diệu kỳ sáng tươi.

Dáng sanh giáo họ Phương Đê

Giếng đá Phúc Hải mây về soi gương

Phạm Pháo vọng tiếng chuông chiều

Kèn đồng lay động biết bao tâm hồn.

Bãi bồi Trại Đáy ngày xưa

Vẳng nghe chạm đục như là nhạc reo

Tân Bồi cửa Trệ ngắt xanh

Lúa ngô kín bãi, nhà vườn tươi cây.

Đổi đời từ chính bàn tay

Làm giàu nhờ những đêm ngày tư duy

Hải Minh đẹp lắm ai ơi

Kèn đồng vang mãi khúc ca yêu đời …

Quần Anh (hay còn có tên Quần Phương) xưa có “thập” giáp. Trong mười giáp thì có Chín giáp (từ giáp nhất đến giáp chín) chỉ dựng cầu bằng đá, kiến trúc cũng đơn giản, mục đích là để đi lại thuận tiện. Còn giáp mười ở gần chùa, gần chợ, chốn đô hội của Quần Anh chỉ dựng cầu Ngói, khác biệt với cầu của chín giáp, không chỉ phục vụ cho giao thông mà đây thực sự là một công trình đắc sắc, xứng đáng được xếp vào một trong những chiếc cầu nổi tiếng của trấn Sơn Nam Hạ xưa mà câu ca còn nhắc:

Cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài
1Câu đối trên cầu :

Hoàng lộ phong thanh quá thử kỷ đa đề trụ khách

Giang thành dạ tĩnh du phương ứng hữu thu thư tiên

Nghĩa là:

Trên đường gió mát nhiều khách qua đây lưu lại văn thơ ca ngợi

Đi trên cầu trong đêm vắng như có nhận được sách tiên.

1Theo đôi câu đối ở cầu thì tứ tổ đã quan tâm xây dựng cầu ngay từ những ngày đầu tiến hành công việc khẩn hoang:

Lê Hồng Thuận tứ tính thuỷ mưu giá ốc biệt thành giang thượng lộ

Hoàng Khải Định thất niên trùng tấp dư lương y cựu kính trung đề

Nghĩa là:

Đời Hồng Thuận (1509-1515) bốn họ tính kế dựng nhà trên cầu thành đường trên nước

Đời Khải Định thứ bảy (1922) tu sửa nhu cũ, từng bậc xếp nên gương
1Buổi đầu cầu Ngói chỉ là chiếc cầu mái ngói đơn sơ. Về sau mới tu sửa cầu nâng quy mô để hợp với cảnh chùa Phúc Lâm. Lần trùng tu lớn vào năm 1922 làm cho cầu không còn giữ được vẻ nguyên vẹn phong cách kiến trúc thế kỷ 17, song vẫn là một di tích có kiến trúc độc đáo trên đất Nam Hà (Nam Định ngày nay

Cầu vắt ngang qua sông Hoành chảy dọc xã Quần Anh xưa. Kiểu dáng thuộc loại “Thượng gia hạ kiều” (trên là nhà dưới là cầu), các cụ già ở địa phương thì gọi là “Thượng hạ trì” (Trên là nhà, dưới là sông nước). Cầu dựng trên 18 cột đá vuông mỗi cạnh 35cm xếp thành 6 hàng cột để gánh 6 vì, đỡ toàn bộ 9 gian nhà cầu.

Trên cột đá là hệ thống xà ngang, xà dọc bằng gỗ lim to chắc để đỡ các dầm, nâng sàn cầu, nhà cầu. Sàn cầu được thiết kế làm hai phần rõ rệt. Phần sàn của lòng cầu rộng 2m, gồm nhiều thanh gỗ lim ghép lại nằm trên hàng dầm uốn cong, đồng thời có nhiều thanh gỗ ngắn hơn vuốt tròn cạnh tạo thành nhiều gờ nổi để khách bộ hành lên xuống đỡ bị trượt chân. Hai bên lòng cầu là hai dãy hành lang và cũng uốn cong theo thành cầu. Phía trong hành lang cũng được ghép ván. Phía ngoài hành lang là lan can với các đố thượng, đố hạ, con song. Hành lang là nơi khách bộ hành có thể dừng chân ngồi nghỉ ngơi ngắm cảnh sông nước, làng quê. Đặc biệt việc thiết kế nhà cầu đòi hỏi trình độ nghề nghiệp cao.

1Để tạo thành 9 gian nhà cầu, tất nhiên phải cần 10 vì xà cột làm theo nối kiến trúc cổ của dân tộc. Hệ thống xà dầm bố cục chặt chẽ nâng chọn 40 cột cái, cột quân, cấu kiện chủ lực của nhà cầu. Các vì kèo, 36 xà dọc, thượng lương, xà ngang. Xà máng trên, máng dưới, hệ thống hoành rui…đều được gia công tỉ mỉ, đạt yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật, khiến bộ khung vừa cong, vừa uốn lượn, khít xà ăn mộng. Mái ngói được lợp rất khéo không bi xô, không bi dột. Người thợ tài hoa xưa đã đạt yêu cầu này nhờ sáng tạo ra kỹ thuật nửa lợp, nửa xây làm cho dáng mái rất đẹp tựa con rồng đang bay.

Tuy các mảng trạm khắc không nhiều và có phần đơn giản chỉ bằng các hàng soi, đường chỉ ở các vì kèo, các con bảy, hàng xà, ván bưng tạo hình con bướm, đầu con song tạo dáng lá đề cũng thể hiện tài hoa của nghề mộc cổ truyền đất Quần Anh. Đáng chú ý là hình tượng cuốn thư trên hàng trụ, dưới là cửa cuốn. Cuốn thư tạo dáng khá đẹp lại đề 4 chữ “ Quần Phương xã kiều” ( cầu xã Quần Phương). Mỗi đầu cầu đều có 4 con nghê chầu, dáng vẻ vừa thân thuộc vừa lộ vẻ uy nghiêm, ý nghĩa đặt 4 con nghê ở đây được câu ca dân gian hé mở: “Bốn con nghê đực chầu về tổ tông”.

Cụ Trần Phúc Khiêm, nho sĩ thế kỷ trước, người ở xã Quần Anh thì tự hào vịnh về cầu Ngói:

Ba ngả dòng sông Ngói lợp cầu.

Công lao từ trước một mai đâu.

Quần Anh non nước xem như vẽ.

Đề cột nhà thơ cảm hứng sâu.

Đây nơi Quần ấp

Dấu tổ tiên xưa

Chùa Lương, cầu Ngói

Đẹp như bài thơ

1


TOP