Qua cầu Đò Quan, rẽ phải khoảng 14 km ta đến với cái nôi của nghề phở nổi tiếng cả nước đó là xã Đồng Sơn- huyện Nam Trực- tỉnh Nam Định(nơi có 3 làng nghề chuyên làm phở: Vân Cù, Tây Lạc và Giao Cù).
Không chỉ Nam Trực mà ở Nghĩa Hưng cũng làm bánh phở. Bốn làng phở xứ Nam liền khoảnh xuôi dòng Ninh Cơ. Đến đó hỏi họ Cồ, họ Vũ… ai ai cũng biết.

Một tô phở bò Nam Định đúng chất về màu sắc và hương vị
Nơi đây được coi là thuỷ tổ của nghề phở. Ở đây là làng nghề làm phở nhiều nhất, lâu năm nhất và “độc quyền” với món phở bò. Ngày xưa làm bánh phở phải chọn thứ gạo mùa, gạo chiêm từ vụ trước, để cho hết nhựa, đem nghiền bằng cối xay đá. Có như thế bột mới trắng, mới dai, đem tráng mỏng trên nồi nước quạt than củi cho chín nục. Thời đó ngay chọn gạo để làm bánh phở cũng chỉ đích danh thứ gạo tấm vì hạt gạo gãy 2/3, làm rất dai, trắng và thơm nục.
Còn thịt bò để làm phở là súc thịt lấy từ con bò trưởng thành, nặng khoảng 3- 4 tạ/con. Loại ấy xả thị chỉ còn khoảng 2,5 tạ thịt, xương cốt mới cho được thứ nước ngọt của tuỷ, ngọt cốt, ngọt tịnh chứ không phải ngọt của mì chính …Muốn có nồi nước dùng trong luộc nước đầu, vớt ra rửa sạch, sau đó mới lấy làm nước dùng, vì thế không có váng và trong veo.Nước phở càng ngọt, càng trong bao nhiêu thì phở càng ngon bấy nhiêu.

Phở bò đã theo chân người dân Nam Định đi khắp mọi miền đất nước và trở nên nổi tiếng. Ảnh: vtv
Đặc biệt cần lưu ý là hạn chế cho muối vào nước phở, vì cho muối nhiều thì nước phở sẽ bị chát. Chỉ cần cho muối thật ít để giữ được vị mặn, thay cho muối là nước mắm. Mà nước mắm phải là loại thơm ngon để giữ được độ trong của nước phở. Ngược lại nếu nước mắm không ngon, hay có màu thì nước phở sẽ bị gắt, bị vẩn đục và kém ngọt. Để cho nước phở ngon hơn khi hầm nhừ xương thì hãy cho ít gừng, ít sá sùng, hành khô….Ngay cả luộc thịt cũng là một “nghệ thuật” không hề đơn giản. Thịt bò làm phở phải tươi sống và rửa thật sạch. Khi luộc thịt bò, nước sôi và có nhiều bät nổi lên thì phải vớt hết bọt ra để thịt bò khỏi bị chát. Thịt chín rồi thì không được vớt ra ngay mà phải để nguyên trong nồi khoảng một tiếng, sau đó vớt ra treo lên cao cho khô nước rồi mới cho gia vị vào ướp. Làm như vậy thịt bò mới thơm ngon mà không bị bở.
Ở xã Đồng Sơn, ngoài họ Cồ chiếm số đông thì còn nhiều họ khác nữa cũng làm bánh phở như: Họ Vũ, họ Phan, họ Đoàn, họ Nguyễn….tất cả đều làm lên thương hiệu phở gia truyền Nam Định.
Trung tâm TTXTDL Nam Định
- Chợ Viềng Nam Định năm có một phiên
- Bảo tàng Tỉnh Nam Định
- Cùng ngắm bảo tháp độc đáo nhất tại Nam Định
- Chợ hoa đêm ở Thành Nam
- Gặp lại bé trai có cân nặng “khổng lồ” ngay lúc lọt lòng ở Nam Định
- Đẹp ngỡ ngàng những con đường làng rực rỡ màu hoa
- Thưởng thức xôi xíu gia truyền ngon nức tiếng tại Nam Định
-
Sông Ninh Cơ Nam Định
-
Khám phá Cầu Ngói Và Lễ hội Quần Anh xã Hải Anh – Hải Hậu – Nam Định
-
Gỏi nhệch Giao Thủy Nam Định
-
Nam Định: Nhà máy dệt di dời để phát triển ổn định và lâu dài
-
Thương binh bị hàm oan vì xét duyệt chế độ tắc trách
-
Giới trẻ Nam Định đi chơi đâu, ăn gì chỉ với 200.000 đồng?
-
Nam Định: Đường ngừng thi công giữa chừng, dân thấp thỏm lo tai nạn
-
Độc đáo nghệ thuật kiến trúc Đình Xám (Nam Định)
-
Vừa ra tù về tội hiếp dâm lại cùng người tình đi cướp xe ôm
-
Du khách nô nức về dự Lễ hội truyền thống đền Trần
-
Bắt giữ 2 đối tượng trong đường dây buôn bán ma túy liên tỉnh
-
Thành viên nhóm phượt thủ chặn ngã tư đường ở Nam Định lên tiếng
-
Giai thoại cầu Vô Tình Nam Định
-
Quê Tôi Nam Định
-
Nam thanh niên lái xe “ba tỷ tư” đùa giỡn với hiểm nguy