Được SX theo phương pháp cổ truyền, đảm bảo các tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, thương hiệu nước mắm Giao Châu (xã Giao Châu, huyện Giao Thủy, Nam Định) đã khẳng định vị trí trên thị trường.

Người làm nước mắm Giao Châu nói không với thuốc bảo quản, tạo màu
“Để thương hiệu nước mắm Giao Châu có chỗ đứng trên thị trường, được nhiều người biết đến, chúng tôi luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các hộ dân trực tiếp tham gia SX góp phần nâng cao chất lượng hơn nữa sản phẩm của địa phương”, ông Lực bộc bạch.
Là một trong những cơ sở SX nước mắm có uy tín tại địa phương. ông Trần Minh Sơ, chủ cơ sở SX nước mắm Sơ Hoa (xóm Bình Mỹ, thôn Sa Châu) bảo, gia đình ông chuyên SX nước mắm tôm và nước mắm cá theo phương pháp truyền thống của cha ông để lại.
Chia sẻ về bí quyết làm nước mắm gia truyền, ông Sơ bật mí, nguyên liệu làm nước mắm gồm muối trắng, cá nục, cá cơm hoặc tép moi đã được rửa sạch. Muối được mua tại bãi muối xã Bạch Long. Bởi, muối Bạch Long được nắng, không vụn, hạt trắng, bóng. Và, phải mua muối từ tháng 3 đến tháng 5 âm lịch, sau đó trữ trong kho một năm để cho ráo nước, giảm độ chát.

Ông Trần Minh Sơ giới thiệu nước mắm của gia đình (ảnh: MC)
“Để nước mắm đạt tiêu chuẩn, chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn và giữ được hương vị, bắt buộc chủ cơ sở phải SX theo đúng quy trình. Màu nước mắm phải vàng ươm như màu cánh gián, có vị mặn đậm đà… Đặc biệt, trong quá trình làm nước mắm không để nước mưa dính vào, vì mắm dễ bị thối”, ông Sơ thổ lộ.
Nhờ SX và chế biến theo phương pháp cổ truyền mà mỗi năm gia đình ông tiêu thụ ra thị trường khoảng 30 nghìn lít nước mắm nguyên chất. Thị trường được phủ sóng rộng rãi, trong và ngoài tỉnh.
Rời cơ sở SX nước mắm Sơ Hoa, tôi ghé thăm cơ sở nước mắm Mạnh Sánh. Với hơn 30 năm kinh nghiệm làm nước mắm, chị Trịnh Thị Sánh, chủ cơ sở khẳng định, chỉ cần nếm thử chị sẽ phân biệt được đâu là nước mắm nguyên chất, đâu là nước mắm sử dụng thuốc bảo quản.
Chị Sánh nhấn mạnh thêm, không chỉ riêng cơ sở của gia đình mà chị các cơ sở khác tại địa phương không bao giờ sử dụng các loại thuốc bảo quản, tạo màu. Nước mắm tại làng Sa Châu được làm theo phương pháp thủ công từ đời cha ông để lại. Nhờ đó, thương hiệu “Nước mắm Giao Châu” được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến.

Sau 6 tháng phơi nắng, xương, thịt cá đã mục nát (ảnh: MC)
“Năm 2015, HTX Sản xuất nấm và chế biến nông hải sản Giao Thuỷ (xã Giao Châu) ra đời, góp phần xây dựng nhãn hiệu tập thể “Nước mắm Giao Châu” ngày càng phát triển, tỏa sáng thương hiệu trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Các cơ sở tham gia HTX là những cơ sở đã được Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm và Thủy sản tỉnh Nam Định cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Có tem và mã vạch”, ông Sơ cho biết thêm.
MAI CHIẾN – TG
(nongnghiep.vn)
- Duyên âm và các dấu hiệu nhận biết duyên âm
- Thành Nam cảnh trí an bài
- Nữ sinh Nam Định sở hữu nụ cười răng khểnh rất đáng yêu
- Thúng tre Thạch Cầu
- Làng ươm tơ bằng tay nổi tiếng nhất Việt Nam
- Câu chuyện 7 đời làm nghề đi qua 2 thế kỷ của kẹo Sìu Châu nổi tiếng xứ Thành Nam
- Nhóm bạn tặng lồng bàn, thớt nhựa cho chú rể Nam Định trong ngày cưới
-
Nhà thờ Giáo xứ Nghĩa Dục – Nghĩa Hưng Nam Định
-
Vụ nổ gas ở Nam Định: Xác định nguyên nhân ban đầu
-
Tín ngưỡng thờ Mẫu chính thức đón bằng vinh danh từ UNESCO
-
Trốn nã do trộm… dê
-
Nam Định tập trung phòng chống dịch sốt xuất huyết
-
Đầu xuân đi chợ Viềng mua may cầu lành
-
Đi tìm con trốn nhà đi chơi, bị dân vây giữ vì nghi bắt cóc trẻ em
-
Nam Định: Khám phá ngôi làng mang hình cá chép
-
Ở đâu có làng nghề, ở đó có thu nhập cao
-
Khánh thành cầu Tân Phong trên Quốc lộ 21B tỉnh Nam Định
-
Bánh Trung thu truyền thống hút khách
-
Ô tô đâm dồn toa trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ
-
Phát hiện thiết bị lạ có nhãn “made in China” giấu trong mũ trẻ em
-
Vụ Bản: Chuyện lạ về ngôi miếu “biết” ngụy trang đánh giặc
-
Nam Định: Con nợ dùng dao cứa cổ chủ nợ chỉ vì món tiền 300.000 đồng