“Khi con lợn chưa ngủ thì mình cũng không thể ngủ ngon” – đó là chia sẻ của anh Phạm Ngọc Lê (sinh năm 1981), xã Yên Tân, huyện Ý Yên ( Nam Định) – một trong những thanh niên nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2016.
24 tuổi khởi nghiệp… mất trắng
Anh Lê sinh ra trong gia đình khó khăn, cha mẹ già yếu. Trước đây, bố anh là lao động chính trong nhà, nhưng sau khi đi bộ đội về, bố anh đi làm phụ thợ xây. Trong khi đi làm, bố anh Lê bị tai nạn lao động, tường đổ vào người tưởng không qua khỏi. May mắn đến với gia đình khi bố anh thoát lưỡi hái tử thần, nhưng lại không có khả năng tiếp tục lao động.
Nhà quá nghèo, chỉ có mình anh Lê được đi học, em trai đang học lớp 12 phải bỏ dở giữa chừng.Tốt nghiệp tấm bằng trung cấp thú y, anh Lê về quê làm ruộng cùng gia đình, đồng thời, trong thôn, ai chăn nuôi bị dịch bệnh thì anh lại tới chữa trị. Nhận thấy thu nhập quá ít ỏi, quanh năm chỉ trông vào mấy sào ruộng, chàng trai 24 tuổi quyết tâm thoát nghèo.
Khi ấy, anh Lê nghĩ, mình phải làm gì đó để vươn lên để thay đổi cuộc sống. Cuối cùng, anh nghĩ phải vận dụng được những kiến thức mình được học để làm trang trại, chăn nuôi.
Anh Lê nói nguyện vọng của mình cho gia đình, ai cũng nhìn nhau ái ngại với hàng trăm câu hỏi: Vốn ở đâu, kinh nghiệm ở đâu, tuổi trẻ liệu có làm được không?…
Lúc đó, không ai hưởng ứng và đồng tình với ý tưởng khởi nghiệp này của anh, nhưng chàng trai trẻ vẫn quyết tâm từng ngày với mong muốn được đưa kiến thức vào thực tế và hơn nữa là để thoát cảnh cái nghèo đeo bám.
Động viên bố mẹ vay ngân hàng được 40 triệu, cộng với số tiền bạn bè cho vay 15 triệu, chàng trai trẻ này bắt tay vào công cuộc xây chuồng trại làm giàu.
Bước đầu chuồng trại của anh Lê được xây dựng trên bãi đất trống được thuê dài hạn với giá rẻ. Anh đã xây tạm chuồng và nuôi 50 lợn thịt, 50 lợn nái.
Chưa được thu nhập và tận hưởng những công sức mình bỏ ra thì năm 2005, trận bão đi qua cuốn theo toàn bộ chuồng trại. Anh Lê cảm thấy mình suy sụp vì mất tất cả tiền bạc, công sức và quan trọng nhất là niềm tin, sự kỳ vọng của mọi người.
Nhưng chưa bao giờ anh nghĩ mình sẽ bỏ cuộc, chính cơn bão ấy đã lấy đi của cải lập nghiệp của anh, song, nó lại cho anh ý thức “chỉ có đầu tư bền vững, áp dụng khoa học kỹ thuật mới mang lại bát cơm lâu dài”.
Nghĩ là làm, một lần nữa, anh Lê lại quyết tâm đứng vững. Nhờ sự kiên trì, lại chăm chỉ, anh được bạn bè quyên góp cho vay, bà con hàng xóm người vài trăm đến vài triệu giúp đỡ anh để làm giàu.
Thấy anh đam mê và yêu thích công việc này, chủ cửa hàng cám cò đã hỗ trợ cám, cho anh nợ để động viên chàng trai trẻ lập nghiệp.
Anh Lê chia sẻ: Nói thật, đến bây giờ tôi vẫn không quên được những tháng ngày khó khăn đó. Tôi chỉ có hai bàn tay trắng. Nếu không có sự giúp đỡ của mọi người, có lẽ tôi cũng không có được như ngày hôm nay.
Không bảo thủ để đến đích!
Anh Lê luôn nghĩ rằng, muốn làm công việc gì cũng cần ham học hỏi, nếu cứ bảo thủ sẽ không đi đến đích. Anh nghĩ có vốn thôi vẫn chưa đủ, cần có phương pháp và áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.
Hàng đêm, anh lên mạng tìm tòi tài liệu về chăn nuôi từ lợn nái, lợn lấy tinh, lợn siêu,…để áp dụng. Ở đâu có những hội thảo về làm kinh tế từ vườn – ao – chuồng, anh Lê lại xin đi học hỏi kinh nghiệm.
Năm đó, anh đã thu nhập được số tiền nhỏ và tiếp tục nhân rộng mô hình, xây thêm chuồng và nuôi thêm lợn.
Tuy nhiên, làm nông nghiệp, không phải lúc nào cũng được như con người tính sẵn, còn phụ thuộc vào thời tiết, dịch bệnh, giá thị trường. Năm 2013, sau khi đã có số lợn lên đến 200 con, anh Lê gặp khó khăn lớn là số lợn bị dịch bệnh, gây thiệt hại cho chủ đến 400 triệu đồng. Năm đó, anh hoàn toàn mất sạch.
Thế nhưng, người vợ tần tảo sớm khuya vẫn động viên chồng làm việc, vươn lên từ những gì mình yêu thích. Hai vợ chồng anh lại có thêm kinh nghiệm để tránh những thiệt hại không đáng có.
Anh Lê vui tính ví đàn lợn như người bạn: “Mình thực sự thích mô hình này và có lẽ, thích cả những “chú lợn” mất rồi. Có nhiều đêm, hai vợ chồng chăm lợn đẻ, chỉ đến khi cả đàn lợn ngủ ngon, mình mới dám ngủ. Bởi, khi chúng còn “trăn trở” có nghĩa là công việc của mình không mang lại hiệu quả kinh tế”
Qua bao khó khăn thử thách và 12 năm trong nghề, đến nay, anh Lê đã có trang trại khang trang chắc chắn lên tới 4000 m2; phát triển đàn lợn lên tới 300 lợn thịt và cả 30 lợn nái với tổng đầu tư lên tới 4 tỷ đồng; doanh thu 1 năm lên tới 2,5 tỷ và lợi nhuận là 700 triệu, giải quyết công việc thường xuyên cho 5 công nhân trong vùng.
Bên cạnh đó, anh Lê thường xuyên tham dự các cuộc thảo luận để chia sẻ và học kinh nghiệm trong huyện. Trang trại của anh còn được rất nhiều thanh niên đến học tập, thậm chí có cả những sinh viên thực tập.
Nhìn cơ ngơi xây dựng qua nhiều năm vất vả, anh Lê cười: Nghĩ lại khó khăn đã trải qua, tôi lại càng quý những gì đang có. Cho đến giờ, tôi tự tin rằng bất cứ ai cũng có thể làm giàu được nếu có sự quyết tâm, tính ham học hỏi và bản lĩnh vươn lên thoát nghèo.
Ngọc Trang – Giaoducthoidai.vn
- Đắm chìm với bức tranh thiên nhiên bình yên ở vùng đất Hải Hậu
- Cảnh Sắc Trên Miền Đất Muối Hải Hậu
- Phải đi làm thêm, chàng sinh viên Nam Định vẫn trả lại 320 triệu đồng cho người bỏ quên
- Nam Định và những địa điểm du lịch không thể bỏ qua trong dịp Tết Dương lịch 2018
- Kỳ Duyên diện áo ôm sát khoe vòng 1, H’Hen Niê cá tính nổi bật nhất street style tuần qua
- Học làm đặc sản nộm rau câu, Nam Định
- Nộm vỉa hè lâu đời nhất tại Nam Định
- Nhân mùa Giáng sinh: Ngắm vẻ đẹp những nhà thờ Nam Định
- Bé gái bị bỏ rơi ở Nam Định: ‘Phải có lý do rất đặc biệt mới bỏ con’
- Lịch cắt điện ở Nam Định ngày 24 và 25 tháng 9/2019
- 68 người chết trong mưa lũ, 34 người còn mất tích
- Những hình ảnh Trần Lập mạnh mẽ đến tận ngày cuối cùng
- Nam Định: Ô tô bị tàu hỏa đâm trực diện, 2 người bị thương
- Đền Gin Nam Trực Nam Định
- Nhớ chợ Rồng xưa
- Công nhân Công ty TNHH Yamani Dynasty trở lại làm việc
- Bánh nhãn Hải Hậu – Hương vị ngọt ngào
- Người đàn ông gặp nạn tử vong trên đường về quê thăm vợ
- Nam Định: Cháu bé tử vong bất thường tại bệnh viện sau khi sinh
- Xe khách Thanh Phong chạy trái tuyến, tùy tiện đón trả khách dọc đường
- Làng nghề hoa lụa Báo Đáp
- Bộ đội Biên phòng tỉnh Nam Định với công tác “Đền ơn đáp nghĩa”