Sáng 1-4, UBND huyện Xuân Trường (tỉnh Nam Định) tổ chức trọng thể Lễ đón nhận Bằng công nhận của Thủ tướng Chính phủ vinh danh chùa Keo, làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng (huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) là Di tích quốc gia đặc biệt.
Chùa Keo (tên chữ là Thần Quang tự), là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn gần như nguyên vẹn, với nét kiến trúc độc đáo hơn 400 năm tuổi. Tương truyền, nguyên thủy chùa do Thiền sư Không Lộ xây dựng ven sông Hồng từ năm 1061 dưới thời vua Lý Thánh Tông. Ban đầu, chùa có tên là Nghiêm Quang tự, đến năm 1167 đổi thành Thần Quang tự.
Sau gần 500 năm tồn tại, năm 1611, nước sông Hồng lên làm ngập chùa. Một bộ phận cư dân dời sang phía nam sông Hồng lập thành làng Hành Thiện và xây dựng ngôi chùa Keo mới (gọi là Keo Hạ). Một bộ phận dời sang tả ngạn sông Hồng, lập làng Dũng Nhuệ trên đất Thái Bình, dựng chùa Keo (gọi là Keo Thượng).
Kiến trúc chùa Keo tỉnh Nam Định rất giống với chùa Keo tỉnh Thái Bình. Phía trước chùa có hồ bán nguyệt, nước trong xanh. Không gian chùa là cả một khối kiến trúc cổ đồ sộ, trầm mặc với 13 tòa rộng gồm 121 gian nối tiếp nhau. Tuy không có gác chuông chồng diêm ba tầng 12 mái như chùa Keo Thái Bình, nhưng gác chuông chùa Keo Nam Định cũng là một sự kết hợp hài hòa của kiến trúc tam quan nội năm gian, làm theo kiểu chồng diêm, cao 7,50 m với dáng thanh thoát, bờ cánh kẻ bảy uốn lượn.
Ngoài vẻ đẹp kiến trúc, trong chùa còn lưu giữ, bảo tồn những di vật cổ từ thế kỷ 17 thời Hậu Lê rất giá trị. Đó là những án thư, sập thờ, tượng pháp, nhiều chuông, khánh, văn bia cổ, hoành phi, câu đối và sách chữ Hán nói về chùa Keo.
Sự tồn tại của chùa Keo cùng với Chùa Diên Phúc, sau đổi tên là Viên Quang (xã Xuân Ninh, huyện Xuân Trường) và chùa Tháp Chương Sơn (xã Yên Lợi, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) cho thấy dưới thời Lý, Nam Định là một trung tâm tôn giáo lớn của cả nước.
Hằng năm, Lễ hội chùa Keo tỉnh Nam Định diễn ra từ mồng 10 đến 16-9 âm lịch. Nét độc đáo tại đây làm môn đua thuyền gồm 10 người mà dân làng Hành Thiện gọi là “trải”, nhưng là bơi chải đứng giống như chèo đò diễn ra trên con sông bao quanh làng. Cuộc đua được tổ chức vào hai ngày 12 và 15-9 âm lịch. Song song là rước kiệu trong Lễ Phụng Nghinh, một nghi thức quan trọng nhất của lễ hội.
Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Keo Nam Định trở thành Di tích quốc gia đặc biệt sẽ góp phần nâng cao giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật của ngôi chùa cổ ven sông Hồng. Chính quyền địa phương đã có ý tưởng kết nối Di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo với Khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh (cũng nằm trong làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng) trong hành trình tham quan, du lịch hướng về nguồn.
Nguồn: Nhandan.com.vn
- Ấm lòng bát phở 5000 ở Thành Nam
- Tốt nghiệp ĐH loại giỏi ngành tài chính ngân hàng, cô gái Nam Định vẫn bị loại khi xin việc vì “nghề này đòi hỏi bạn lúc nào cũng là người sai”
- Dàn hoa hậu, á hậu Việt Nam đọ sắc tại sự kiện công bố cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2018
- Phương pháp chế biến giò sạch của người dân Nam Định
- Kỳ Duyên đội lại vương miện, chứng minh nhan sắc trưởng thành theo sóng gió
- Nam sinh chạy Grab được tuyên dương gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu vì hành động đẹp
- Thiếu nữ Nam Định “gây thương nhớ” với nụ cười toả nắng
- Ý Yên: Clip Dân vây đánh 2 thanh niên nghi trộm chó trốn dưới kênh nước
- Viện Kiểm sát nhân dân huyện Giao Thủy tăng cường phối hợp đấu tranh với các loại tội phạm
- Du khách nô nức về dự Lễ hội truyền thống đền Trần
- Bảo tàng Tỉnh Nam Định
- Cần cụ thể hóa kế hoạch hành động ứng phó tại vùng ven biển Nam Định
- Tạm giữ hình sự đối tượng đập phá, hành hung chủ xe ô tô
- Điều Thú Vị Gì? Khi Đặt Chân Về Làng Nghề Hải Minh, Nam Định
- Nam Định: Giám đốc Kho bạc Nhà nước xin nghỉ hưu sớm vì… vỡ nợ
- Thanh niên Nam Định bị trút mưa dao: Nạn nhân kinh nghiệm
- Khám phá Cầu Ngói Và Lễ hội Quần Anh xã Hải Anh – Hải Hậu – Nam Định
- Giáng sinh lộng lẫy nơi xứ đạo ven biển Nam Định
- Phát hiện người đàn ông nằm chết trên cầu Đò Quan
- Hải Hậu: Nét độc đáo khác lạ
- Miền Bắc trở mưa rét, nhiệt độ giảm sâu có nơi 10 độ
- Ai cũng có thể mất xe máy nếu mắc “lỗi” này