Là một trong những đơn vị đi đầu trong việc nuôi dạy, hỗ trợ trẻ em khuyết tật ở tỉnh Nam Định, hơn 20 năm qua, Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật Nam Định đã giúp hàng nghìn trẻ khuyết tật vươn lên hòa nhập cộng đồng
Nằm trong khu phố khá yên tĩnh, Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật Nam Định từ lâu đã trở thành nơi chắp cánh, nuôi dưỡng ước mơ cho trẻ khuyết tật. Ở đó, những cán bộ, giáo viên đang ngày ngày vượt lên khó khăn để dạy học, điều trị cho trẻ khuyết tật. Có những lớp học đặc biệt, trên bục giảng vẫn có phấn trắng, bảng đen song có lớp chẳng nghe thấy tiếng cô giáo giảng bài mà thay vào đó là những nét chữ được viết to hơn bình thường, những cử chỉ và động tác diễn tả thay cho lời nói. Ngồi phía dưới là những khuôn mặt ngơ ngác và cả những cô cậu luôn tay luôn chân bởi mắc chứng bệnh tăng động mất kiểm soát.
Cô Tú chia sẻ, mỗi em đến trung tâm là một cảnh đời, bị một căn bệnh và biểu hiện khác nhau. Vì vậy, hàng ngày ngoài điều trị và dạy ngôn ngữ, các cô giáo còn chăm lo từ việc vệ sinh cá nhân đến ăn ngủ của các em. Phải nói nhiều, phát âm lớn để các em nghe và học theo, cố gắng không để các em bị tổn thương. “Khó khăn trong nghề nhiều lắm nhưng với giáo viên dạy trẻ khuyết tật, âm thanh đầu tiên các em bật lên là động lực mạnh mẽ giúp các cô vững bước. Chứng kiến cảnh một người mẹ bật khóc sau một thời gian gặp lại, được nghe con cất tiếng gọi mẹ ơi, mọi nỗi nhọc nhằn của cô giáo ở trung tâm dường như tan biến”, cô Tú phấn khởi kể lại.
Sau hơn 2 năm làm việc tại đây, cô Lan cho rằng, với đặc thù của đối tượng học, mỗi giáo viên không chỉ cần kiến thức và kinh nghiệm mà còn cần có tình yêu trẻ sâu sắc. Dạy các em tuy vất vả hơn nhưng chính các em cũng là những người giúp cho giáo viên kiên nhẫn hơn. Các em khuyết tật nhận thức kém hơn so với các em nhỏ bình thường nên người dạy cần bình tĩnh, không nóng vội. Giáo viên phải vừa là người chị, vừa là bạn để dần đưa các em thoát khỏi mặc cảm, giúp các em tự tin chia sẻ, sống cởi mở và hòa nhập.
Phụ trách nhóm lớp các em câm điếc, cô Lan thường xuyên tìm tòi những phương pháp mới, tự làm đồ dùng giảng dạy, đồ dùng học tập, truyền đạt từng cử chỉ, lời nói của mình đến mỗi em. Để khích lệ sự cố gắng của các em, ngoài giờ học, cô dành thời gian lắng nghe từng âm thanh chưa rõ, giúp các em giao tiếp, dạy các em múa hát, tăng khả năng linh hoạt của các em nhỏ vốn rất rụt rè, mặc cảm.
Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật Nam Định đã tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ em mắc các chứng khuyết tật vận động, khuyết tật trí tuệ như mắc hội chứng tự kỷ, hội chứng down, trẻ rối nhiễu trí tuệ, câm điếc trên mọi miền đất nước đến chữa trị. Sau khi tiếp nhận các em mắc các bệnh khuyết tật trí tuệ, trung tâm tiến hành theo dõi đặc điểm từng em và tùy vào mức độ bệnh, các em được chia thành 6 lớp học khác nhau. Các em mắc hội chứng tự kỷ, rối nhiễu trí tuệ, trầm cảm được phân vào lớp học đặc biệt “một cô – một trò”. Các em mắc bệnh thiểu năng trí tuệ, câm điếc, bệnh down được chia vào các lớp giáo dục chuyên biệt, mỗi lớp từ 5 – 7 em.
Bà Lê Thị Hòa lần thứ hai đưa cháu Hải Linh (9 tuổi) từ quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh ra trung tâm để điều trị, cho biết, khi cháu 3 tuổi gia đình bà phát hiện cháu bị tự kỷ và đã nhiều lần đưa cháu đi điều trị tại các trung tâm, bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng tình hình không được cải thiện, sau đó gia đình đưa cháu tới Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật Nam Định. Qua 3 tháng được điều trị, cháu Hải Linh đã có thể gọi tên mọi người trong gia đình, đọc bảng chữ cái và đang tập đếm.
Đối với các em câm điếc bẩm sinh, thông qua cách truyền đạt bằng cử chỉ, lời nói, các cô giáo ở trung tâm giúp các em nhận biết ngôn ngữ, sự vật, hiện tượng; đồng thời, thông qua các khóa đào tạo dạy nghề, trung tâm hỗ trợ các em khuyết tật vận động nhẹ, các em câm điếc học nghề may, thêu, cắm hoa giấy. Nhiều em sau khi được điều trị bệnh, hỗ trợ học tập tại trung tâm đã có thể lao động và xây dựng gia đình riêng.
Hàng năm, trung tâm tổ chức cho các giáo viên học tập kinh nghiệm chữa trị trẻ em mắc các bệnh khuyết tật trí tuệ ở các trường đại học, các trung tâm cứu trợ trên cả nước. Với mục tiêu cứu trợ , giúp đỡ ngày càng nhiều trẻ khuyết tật, trung tâm đã đầu tư các phòng châm cứu, thủy châm và tập huấn kỹ thuật châm cứu cho các cán bộ giáo viên, đồng thời hỗ trợ gia đình các em về điều trị nội trú, tạo tạo cảm giác thoải mái và yên tâm chữa trị, giúp các em sớm hòa nhập cộng đồng.
Bài & ảnh: Nguyễn Lành (TTXVN)
- Chàng trai Nam Định làm giàu từ muối
- Đại nhạc hội ‘Quất Lâm biển gọi 2016’ ngập tràn âm nhạc và ánh sáng
- Người thợ sửa xe điêu luyện chỉ với một… bàn tay
- Bỏ công việc ổn định, 9x Nam Định mạo hiểm theo nghề thu nhập khủng
- Hotgirl thẩm mỹ Vũ Thanh Quỳnh: 2 năm trước bị quỵt lương, nay nhan sắc thăng hạng, được người bí ẩn tặng hoa mỗi ngày
- Ảnh kỷ yếu hài hước “Chơi trội phải nói là hội lớp 12I trường THPT Ngô Quyền”
- Nhà thờ Giáo họ Kinh Lũng – Nam Trực Nam Định
- Nghi án giết người, dựng hiện trường giả ở Giao Thủy (Nam Định): Cám cảnh gia đình của nạn nhân
- Xác minh đoàn phượt thủ ngang nhiên chặn các phương tiện ở TP.Nam Định để đoàn phượt chạy qua
- Toàn cảnh lễ hội đền Trần trước giờ khai ấn
- Tiết lộ thủ đoạn tinh vi trong đường dây ma túy đá khủng ở Nam Định
- Thị trấn Quất Lâm tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩn đô thị loại IV
- Cá voi dạt vào bờ được đưa lại biển – Nam Định
- Chàng trai Nam Định tự tin trước trận chung kết Olympia
- Giáng sinh lộng lẫy nơi xứ đạo ven biển Nam Định
- Nghẹt thở phút ôm con nhỏ đối mặt 6 đối tượng cầm hung khí “nóng” ở Nam Định
- Đền Vĩnh Lại – Di tích lịch sử, danh thắng Thành Nam
- Đảm bảo an toàn cho nhân dân trong mùa lễ hội
- Nam Định: Ô tô lao xuống sông, người dân nhảy xuống đ.ập v.ỡ kính giải cứu tài xế
- Giao Thủy: Ngã vào nồi canh nóng, bé gái 17 tháng tuổi nguy kịch
- Băng cướp Sài Gòn hoạt động táo tợn tại Nam Định
- Hoàn cảnh éo le của bé trai 12 tuổi ở Nam Định đi lạc ra Hà Nội