Khi quả chuông khổng lồ vừa đúc xong thì kháng chiến bùng nổ, nhân dân trong vùng lo ngại giặc đến sẽ phá hoại nên đã đem ngâm quả chuông xuống hồ.
Đó là chiếc chuông cổ tại chùa Cổ Lễ, thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
Trụ trì chùa Cổ Lễ Thích Thanh Vượng cho biết, ngoài kiến trúc đổ, độc đáo, chùa Cổ Lễ còn lưu giữ một quả chuông cổ lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ sau quả chuông lớn nhất ở chùa Bái Đính (Ninh Bình).
Quả chuông tại chùa Cổ Lễ có tên gọi là Đại Hồng Chung, do Hòa thượng Thích Thế Long cho đúc vào năm 1936. Quả chuông nặng 9 tấn cao 4,2m, đường kính 2,2m, thành dày 8cm.
Miệng chuông có họa tiết hình cánh sen, thân có họa tiết hoa lá, sông nước và một số văn tự bằng chữ Nho. Nhân dân, các phật tử trong vùng đã góp tiền để đúc quả chuông.
Trụ trì chùa Cổ Lễ cho hay, theo các cụ kể lại, khi nấu đồng đúc chuông, nhiều người đã tháo cả nhẫn, vàng hòa tan trong đó.
Đến khi quả chuông khổng lồ vừa đúc xong thì kháng chiến bùng nổ, nhân dân trong vùng lo ngại giặc đến sẽ phá hoại nên đã đem ngâm quả chuông xuống hồ. Đến năm 1954, chuông mới được trục vớt và được đặt trên bệ đá cho du khách chiêm bái.
“Cũng vì nhiều lý do nên kể từ đó đến nay quả chuông khổng lồ được đặt ở giữa hồ mà không dịch chuyển đi đâu hay đem lên để sử dụng. Tuy nhiên, tương truyền rằng, khi thỉnh Đại Hồng Chung thì cả tỉnh Nam Định và một vài vùng lân cận sẽ nghe được tiếng chuông ngân”, vị trụ trì chùa Cổ Lễ chia sẻ.
Ông Nguyễn Thế Anh, Trưởng phòng Văn hóa thông tin thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh cho hay, năm 2005, các phật tử đã công đức số tiền gần 400 triệu để đúc mới một quả chuông khác nặng 9 tấn treo ở gác chuông trong chùa Cổ Lễ. Tuy nhiên, quả chuông mới đúc tiếng ngân không được tốt như quả chuông từng đúc năm 1936.
Chùa Cổ Lễ là ngôi chùa cổ nổi tiếng bậc nhất tỉnh Nam Định. Chùa được xây dựng từ thời Lý Thần Tôn (thế kỷ XII) trên một nền đất vuông, rộng gần 10 mẫu bắc bộ, cảnh quan sơn thủy hữu tình, xung quanh có sông nhỏ và hồ bao quanh.
Ngôi chùa thiêng ngoài thờ Phật, còn thờ một vị thánh đó là Thiền sư Nguyễn Minh Không, người đã từng chữa cho Vua Lý Thần Tông thoát khỏi căn bệnh hiểm nghèo. Ban đầu, chùa được làm bằng gỗ, theo lối kiến trúc cổ nhưng trải qua thời gian chùa xuống cấp nghiêm trọng.
Năm 1902, sư tổ Phạm Quang Tuyên về làm trụ trì đã trùng tu, sửa chữa lại ngôi chùa theo hình chữ thiện, kiến trúc “Nhất thốc lâu đài” với những yếu tố kiến trúc giống như các nhà thờ Công giáo.
Sau đó, chùa đã được trùng tu nhiều lần và tạo nên một quần thể kiến trúc đồ sộ như ngày nay. Chùa được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng “di tích lịch sử văn hóa Quốc gia” năm 1988.
Theo Hải Phong (Dân Việt)
- Thảm hoa mười giờ ven đường quê nông thôn mới, giản đơn nhưng đẹp như tranh vẽ
- Đoàn xe SH trai xinh gái đẹp ‘đầu trần’ đi bê tráp bị CSGT thổi phạt
- Xuân Trường: Triệu phú từ cây lúa
- Hot girl Nam Định lên báo nước ngoài từ khoảnh khắc khoe eo nhỏ hơn Ngọc Trinh
- Muối – ‘vàng trắng’ của người dân Bạch Long, Nam Định
- Nam Định: Làm cơm cháy ngon từ xôi nếp thừa
- Giai thoại cầu Vô Tình Nam Định
- Chuẩn bị xét xử vụ tổ chức đánh bạc khủng: Ông Phan Văn Vĩnh và vết trượt chôn vùi một đời lừng danh
- Liều lĩnh cầm dao, súng ép hai thiếu nữ thuê trọ làm ‘gái dịch vụ’
- Cách làm phở bò tái dội kiểu Nam Định
- Mang súng áp tải ma túy đá
- Quán phở Nam Định hơn 60 năm hút khách giữa lòng Sài Gòn
- Bảo tàng Tỉnh Nam Định
- Ý Yên (Nam Định): Cổng làng nằm trên đường, vì sao bị coi xâm phạm di tích?
- Giấu ma túy dưới tấm lót chân của xe máy vẫn bị 141 phát hiện
- Nam Định hướng đến Ngày chạy Olympic Vì sức khỏe toàn dân 2017
- Di dời Nhà máy Dệt Nam Định đáp ứng yêu cầu của sự phát triển
- Huyện Nam Trực, Nam Định: Dân kêu cứu vì xưởng nấu dầu thải gây ô nhiễm
- Truy tố kế toán, thủ quỹ Sở GTVT Nam Định tham ô gần 1 tỷ đồng
- Cầu Ngói Chợ Lương – một trong ba cây cầu ngói đẹp nhất Việt Nam
- Ô tô biển Nam Định đi lùi trên cao tốc Hà Nội- Hải Phòng suýt gây tai nạn thảm khốc
- Vụ đâm bạn nhậu tử vong ở Nam Định: “Chú cháu anh ấy thân nhau lắm”