Cách đây khoảng 25 năm, cứ mỗi lần hè về là nhiều gia đình ở thành phố hoặc sống xa quê lại tính ngày đưa con cái về quê hương, vì tại đây có những mối liên hệ máu thịt và dòng tộc, có cảnh quê thiên nhiên với ruộng vườn cùng mới những nông dân lao động miệt mài. Trẻ em được gửi gắm cho ông bà, cô chú bác ở quê trông nom trong vòng một vài tuần, hoặc một tháng, hoặc nhiều hơn là suốt cả mùa hè. Trong thời gian này, trẻ em có cơ hội để tìm hiểu về nghề nông, mộc mạc, những nghề truyền thống tinh xảo, làm nón, dệt chiếu, dệt lụa, thêu ren… Đây cũng là dịp tốt để cho chúng gần gũi đất đai vườn tược, theo nhà nông đi hái rau, gặt lúa, bắt cá, đào khoai sắn. Từ những tiếp xúc thực tiễn này, các em sẽ cảm thông hơn với nông dân và trân trọng nông sản cũng như đề cao giá trị tình làng nghĩa xóm.
Ngày nay, có nhiều lý do liên quan đến sự thiếu an toàn khiến cha mẹ ở thành thị thiếu tự tin và không dám mạnh dạn gửi con về quê như xưa nữa như: đuối nước, tai nạn giao thông, bỏng, súc vật cắn, điện giật, ngộ độc các loại…Thêm vào đó, những nghề truyền thống nay cũng dần phai mờ; những ruộng vườn ao hồ dần bị lấy đi làm nhà máy, phân xưởng; những tệ nạn xã hội thường tập trung ở thành thị nay đã lan tràn xuống những vùng nông thôn thanh bình và đang đe dọa ngay chính trẻ em sống ở nông thôn.
Cũng phải nói thêm rằng nhiều làng quê giờ cũng đang phai dấu dần hồn cốt xưa từ bóng đa bến nước đến môi trường cây cỏ. Mớ rau, quả trứng hay gà vịt, cá tôm… ở chợ quê vốn tươi ngon hơn ở thành thị. Thực phẩm lại càng an toàn hơn nếu nhà trồng được. Một điều dễ nhận thấy là thời đô thị hóa và công nghiệp hóa cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thôn quê: cuộc mưu sinh nhọc nhằn của hàng vạn nông dân thời thị trường cộng với sự thiếu tầm nhìn của các nhà quản lý đã khiến làng quê phai dần dấu ấn xưa.
Cách đây hơn 20 năm, ai đã từng đặt chân tới làng Phú Nhai thuộc Xóm Bắc, xã Xuân Phương, huyện Xuân Thủy, tỉnh Hà Nam Ninh (bây giờ là huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định). Trước Vương Cung Thánh Đường Phú Nhai có một dòng sông rất đẹp và trong xanh nước biếc. Vào dịp hè thì dòng sông này trở thành bể bơi giống như ở thành thị bây giờ. Còn ngày nay hè về, dòng sông được ví như người ta hay nói ‘vắng bóng người như chùa bà đanh’. Tại sao vậy? Tại vì nó không còn được sạch sẽ như ngày trước, nhưng thay vào đó, rác thải ngự trị hai ven dòng sông rất nhiều… Là một người con của quê hương yêu dấu chứng kiến cảnh các rác rưởi vui vẻ bơi lội dưới lòng sông mà quặn lòng đau đớn. Những bụi tre xanh mát ngày xưa bây giờ cũng không còn. Nếu các làng quê khác còn đó những bóng cây, những bụi tre xanh mát thì cũng không phải là chỗ cho trẻ con chơi, hóng mát nữa, mà là chỗ dành cho rác hiện diện.
Làng Phú Nhai là một trong những làng thuộc hàng tiêu biểu mà còn phai dần dấu ấn xưa như vậy thì các làng quê khác khỏi phải tả ra ở đây thì ai cũng hiểu như thế nào rồi. Đó cũng là nguyên nhân làm cho trẻ em nông thôn ngày nay dần mất những chỗ chơi lành mạnh đành chơi những trò chơi nguy hiểm dẫn đến những tại nạn thương tâm xảy ra rất nhiều ở những làng quê ngày nay.
Cũng như thế, những bài hát đồng giao ngộ nghĩnh, những trò chơi dân gian để đời cũng phôi pha nhường chỗ lại cho internet, quán bar, karaoke đang dần xâm nhập về làng làm cho các em nhỏ còn chưa ý thức đâu là phải, đâu là trái và khiến các thanh niên tuổi trẻ mê đắm để trở thành những game thủ, những “sát thủ”…
Cuộc sống phát triển là một quy luật, vì không ai có thể sống mãi trong nông thôn kiểu cũ vốn thiếu những tiện nghi cần thiết. Tuy nhiên điều quan trọng đáng nói là không nên bỏ qua công trình giá trị để duy trì những nét đặc trưng của các vùng nông thôn tồn tại bao nhiêu đời nay, đồng thời cần coi trọng quy hoạch các công trình phúc lợi phục vụ trẻ em như nhà trẻ, trường học, trạm y tế, khu vui chơi… nhằm đem lại sự đảm bảo môi trường sống an toàn, thân thiện.
Dù sao chăng nữa theo thiển nghĩ cá nhân có còn hơn không. Hãy cứ đưa trẻ về quê dù vui hay buồn, dù phai dần dấu cũ… để trải nghiệm, để cảm thông và chia sẻ với quê hương, đóng góp cho quê hương, cũng như chia sẻ với những người thân thích vui buồn sướng khổ. Dẫu không dễ gửi con lại cho ông bà hay cô dì chú cậu chăm đỡ một hai tháng hè, thì về một đôi ngày, kể cả trẻ con cũng có quan sát và nhận xét riêng của chúng… Hy vọng ngày hè về làng quê lại đông đúc, thân thiện đối với trẻ con ở thành phố khi về thăm ông bà, cô dì chú bác.
Đinh Quang Vịnh – Gpbuichu.org
- Chân dài Nam Định ẵm hai giải thưởng tại Miss Supper Talent 2018
- Mercedes-Maybach S600 giá hơn 14 tỷ lăn bánh tại Nam Định
- Hot girl Nam Định nóng bỏng bên sân cỏ hưởng ứng World Cup 2018
- Kỳ Duyên hối hận vì vô tư, tiếp tục sống ‘giấu mình’
- Học làm đặc sản nộm rau câu, Nam Định
- Nhà thờ Giáo xứ Cát Xuyên – Xuân Trường Nam Định
- Chủ tiệm salon hớt tóc miễn phí cho người nghèo
-
Quất lâm biển gọi 2016 chính thức khai trương
-
Nam Định: Nam thanh niên đi xe SH văng xa 20 m, tử vong tại chỗ
-
Nam Định: Điều tra vụ anh trai say xỉn ra tay đâm tử vong em ruột
-
Nam Định: Công an Nam Định bắt kẻ tàng trữ ma túy, súng ngắn…
-
Chùm ảnh: Người dân Nam Định “khát điện” sau bão số 1
-
Nguyên nhân Thượng úy công an tử vong trên chiếc xe ô tô bán tải
-
“Vương quốc” hoa cúc vàng đẹp mê hồn ở Nam Định
-
Nam Định: “Toát mồ hôi” khi đi qua ngã ba “tử thần”
-
Nam Định: “Lộ diện” những vi phạm tại Trung tâm Y tế huyện Nam Trực?
-
Cầu Ngói Chợ Lương – một trong ba cây cầu ngói đẹp nhất Việt Nam
-
Vụ ‘Lấp sông tưới tiêu để làm dự án’ ở Nam Định: Đề nghị điều chỉnh thiết kế
-
Phân luồng tuyến xe khách: Sở GTVT Thái Bình, Nam Định lên tiếng
-
Nam Định: Hàng loạt con mèo bỗng lăn đùng ra chết bất thường
-
Chàng thủ khoa khối A1 trường danh tiếng nhất Thành Nam
-
Thiên Trường Nam Định – Hùng thắng Đông Kinh hộ ấn vàng