ANTD.VN – Nếu như các nước trên thế giới mất 7-9 ngày để số mắc Covid-19 tăng từ mốc 100 ca lên 1.000 ca thì lúc này Việt Nam vẫn đang trì hoãn rất tốt tốc độ lây lan của dịch bệnh…

Xét nghiệm nhanh Covid-19 ở Hà Nội
Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19, kể từ khi chạm mốc 100 ca mắc Covid-19 vào ngày 22-3, sau 7 ngày, nước ta đã có thêm 71 ca mắc mới, sau 9 ngày có thêm 103 ca mắc mới và đến nay sau 10 ngày thì có thêm 122 ca, để nâng tổng số mắc đến sáng 2-4 là 222 ca.
Như vậy, tốc độ gia tăng số ca mắc Covid-19 của Việt Nam thấp hơn hàng chục lần so với quy luật chung của thế giới. Trước đó, các chuyên gia phân tích, để tăng số ca mắc Covid-19 từ mốc 100 ca lên 1.000 ca, thời gian trung bình của cả nước là khoảng từ 7 đến 9 ngày, riêng Nhật Bản là khoảng 28 ngày.
Về vấn đề này, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, chính nhờ Việt Nam có chiến lược phù hợp và làm tốt ngay từ giai đoạn đầu nên đã trì hoãn được thời gian dịch Covid-19 lây ra cộng đồng, tốc độ tăng số ca mắc chậm hơn.
“Trước khi chúng ta cách ly tất cả những người nhập cảnh thì trên những chuyến bay trước đó có thể đã có ca bệnh, như vậy đã có ca mắc Covid-19 ở trong cộng đồng- nghĩa là có sự lây lan trong cộng đồng. Nhưng phải khẳng định, Việt Nam đã làm tốt nên đến bây giờ số lượng người mắc mới ít như vậy, trong khi nhiều quốc gia từ khi có 100 ca lên 1.000 ca chỉ mất 7 ngày” – TS Phu nói.
Vị cố vấn cao cấp của Bộ Y tế cũng cho biết, hiện nay dịch Covid-19 tại Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn 3, khi dịch bệnh lây lan ra cộng đồng và có dưới 1.000 ca mắc, nguy cơ lây lan rộng rất cao.
Vì thế, trong giai đoạn hiện nay cần thực hiện giãn cách xã hội để đảm bảo có thể chống dịch Covid-19 thành công. Việc tự cách ly tại nhà ít nhất 2 tuần sẽ giúp những người có triệu chứng nhẹ không biết mình mắc bệnh hoặc những người không triệu chứng có nguy cơ mắc bệnh không cơ cơ hội lây bệnh ra cộng đồng.
“Nếu dịch lan quá mạnh, không khoanh vùng được sẽ tạo sức ép rất lớn lên hệ thống y tế. Khi đó tỉ lệ tử vong sẽ tăng cao do bác sĩ không thể dồn sức, tập trung cứu các bệnh nhân nặng” – PGS.TS Trần Đắc Phu nói, đồng thời nhấn mạnh: Nguyên tắc chống dịch trong giai đoạn này là phát hiện sớm, cách ly, khoanh vùng dập dịch mạnh mẽ, dập “đám lửa nhỏ” không để bùng phát lên thành “đám lửa to”.
- Chị cô dâu trong đám cưới ‘khủng’ 100 cây vàng ở Nam Định từng rước dâu bằng máy bay
- Ca khúc hit “Thật bất ngờ” của Trúc Nhân vào kỷ yếu lớp 12 THPT Mỹ Lộc Nam Định
- Tặng vé xe buýt miễn phí cho bệnh nhân nghèo chạy thận
- Chuyển đổi sinh kế, góp phần bảo vệ Vườn quốc gia Xuân Thủy
- Hồ Truyền Thống – Công Viên Tức Mặc Nam Định
- ‘Say nắng’-có con riêng, trưởng phòng đô thị ‘đền’ 500 triệu
- Không chỉ đua ngực khủng, mỹ nhân Việt còn hào hứng với cuộc chiến vòng eo ‘con kiến’, thắt đáy lưng ong
-
Trần lập muốn an nghỉ tại đất mẹ Nam Định
-
Tại sao lại gọi là “phở”?
-
Đoàn xe SH trai xinh gái đẹp ‘đầu trần’ đi bê tráp bị CSGT thổi phạt
-
Nam Định: Lời thỉnh cầu của thương binh Đinh Văn Thiểm
-
Chiêm ngưỡng cây cảnh độc đáo giá bạc triệu ở phiên chợ bán rủi cầu may đầu năm
-
Vụ dùng súng cao su bắn ô tô: Thanh niên trong diện ‘cần theo dõi tại địa phương’
-
Nam Định: Thiếu nữ 14 tuổi bỏ nhà đi để lại lời nhắn “Đừng tìm nữa”
-
Người đầu tiên ở Nam Định nuôi lợn sạch bằng thảo dược quy mô lớn
-
Nam Định: Hàng chục hộ dân lao đao vì cán bộ xã ôm tiền bỏ trốn…
-
Công đoàn Giáo dục đề nghị không thi hành kỷ luật cô giáo buộc dây vào áo trẻ
-
Công ty DV-KD và quản lý chợ Nam Định trả lương sai?
-
Nam Định: Nghề săn rươi kiếm hàng chục triệu mỗi ngày
-
Tìm hiểu về món đặc sản trứ danh: Phở Bò Nam Định
-
Đền Thánh Ninh Cường – Nam Định 2013
-
Nam Định: Những kiến trúc Pháp còn sót lại …