Pin điện thoại di động của bạn sẽ không “trường sinh bất lão”. Khi nào là lúc bạn cần phải tìm cách thay pin cho các thiết bị di động?
Số lần sạc của mỗi viên pin bao giờ cũng là hữu hạn. Càng sử dụng lâu thì chất lượng pin càng bị giảm sút, và thời lượng sử dụng dành cho mỗi lần sạc đầy cũng sẽ giảm dần theo thời gian. Đến khi pin của thiết bị thông minh đã trở nên cạn kiệt tới mức gây khó khăn cho bạn, bạn cần phải tìm cách thay pin (hoặc mua một chiếc điện thoại mới).
Đối với các thiết bị khó thay pin như iPhone và iPad, bạn sẽ cần nhờ tới sự trợ giúp của các dịch vụ sửa chữa. Với các dòng smartphone và tablet Android và các loại laptop có sử dụng pin tháo rời phía sau lưng, bạn có thể tự mua pin mới và thay một cách dễ dàng.
Dung lượng thực tế của pin sẽ giảm theo thời gian sử dụng
Pin của bạn không chuyển từ “tốt” sang “hỏng” chỉ trong 1 ngày. Thay vào đó, trong suốt quá trình sử dụng thiết bị, pin laptop/smartphone/tablet sẽ bị chai dần dần – khả năng lưu trữ điện năng của chúng càng ngày càng giảm sút. Quá trình này sẽ diễn ra một cách khá chậm rãi, và thông thường bạn sẽ chỉ nhận ra rằng viên pin trên chiếc smartphone yêu quý của bạn đã bị chai khi thời lượng sử dụng hàng ngày bị giảm một cách đáng kể (nhiều giờ đồng hồ).
Rất nhiều thiết bị thông minh (ví dụ như laptop cài Windows) được tích hợp sẵn cơ chế cảnh báo khi pin đã chai quá mức. Nhiều ứng dụng độc lập cũng sẽ cho phép bạn đọc tình trạng của pin.
Theo dõi tình trạng của pin
Bạn có thể thường xuyên kiểm tra mức độ chai của pin để dự trù thời điểm cần thay pin mới. Một số loại thiết bị (ví dụ như iPhone và iPad) cũng sẽ không đưa ra bất kỳ cảnh báo nào khi pin đã rơi vào tình trạng chai nghiêm trọng – bạn sẽ cần phải sử dụng các ứng dụng độc lập để đọc tình trạng pin.
Sau đây là các ứng dụng có thể giúp bạn kiểm tra tình trạng pin cho từng loại thiết bị thông minh:
– Windows: Bạn có thể sử dụng các ứng dụng như BatteryInfoView hoặc HwMonitor.
– MacBooks: Giữ nút Option và click vào biểu tượng pin trên thanh menu. Bạn sẽ thấy dòng chữ ‘Condition’ được hiển thị.
– iPhone và iPad: Thông tin về tình trạng pin của iPhone và iPad thường không được cung cấp từ bên trong iOS. Bạn sẽ cần sử dụng tới các ứng dụng của bên thứ 3, ví dụ như CoconutBattery (cài ứng dụng vào máy Mac sẽ hiển thị tình trạng pin của iPhone và iPad khi kết nối vào) hoặc iCopyBot (cho Windows).
– Android: Mở ứng dụng gọi điện và gõ *#*#4636#*#*. Sau đó, chọn mục “Battery Information” (“Thông tin Pin”) để xem tình trạng pin.
Khi nào bạn cần phải thay pin?
Thực tế, các con số về tình trạng pin sẽ không có ý nghĩa nhiều trong trường hợp việc sử dụng của bạn không bị ảnh hưởng quá nhiều. Ví dụ, nếu pin iPad của bạn đã giảm xuống mức 40% dung lượng ban đầu nhưng vẫn đủ cho thời lượng sử dụng hàng ngày, bạn có thể chưa cần phải bỏ tiền ra thay pin. Lưu ý rằng việc tắt bớt các kết nối (3G, Bluetooth…) hay tắt bớt các ứng dụng (chỉ áp dụng trên Android) có thể giúp gia tăng thời lượng sử dụng cho mỗi lần sạc trên viên pin của bạn.
Song, sự thật vẫn là càng ngày pin của bạn sẽ càng chai. Đến khi thời lượng pin của smartphone hay tablet chỉ còn vào khoảng 5 giờ đồng hồ cho mỗi lần sạc đầy, bạn sẽ phải mang thiết bị của mình ra cửa hàng tìm sự trợ giúp của các nhân viên kỹ thuật. Đối với laptop, nếu không có nhu cầu đi lại nhiều, bạn có thể “bám trụ” với cổng sạc.
Bạn nên làm gì khi thay pin cho thiết bị của mình
Với các loại smartphone, tablet và laptop có khả năng thay pin một cách dễ dàng, bạn chỉ cần mua pin mới về lắp đặt thay cho pin cũ. Lưu ý rằng bạn sẽ cần phải tìm mua các loại pin được chỉ định cho thiết bị của bạn nhằm tránh các hư hại không đáng có đối với cả pin và thiết bị của bạn.
Song, với các loại smartphone, tablet và laptop siêu mỏng (mà MacBook Air là ví dụ điển hình), bạn sẽ cần phải nhờ tới sự trợ giúp của các hãng sản xuất, các đơn vị phân phối chính hãng hoặc các cửa hàng dịch vụ sửa chữa. Bạn nên ưu tiên mang thiết bị của mình tới trung tâm của hãng sản xuất hoặc các nhà phân phối – thông thường, họ sẽ có sẵn loại pin phù hợp cho thiết bị của bạn.
- Chùm ảnh: “Úp chậu” nướng cá ngày Tết ở Nam Định
- Khiếp đảm với chồng bát đũa trong 6 ngày Tết về nhà chồng
- Cuộc sống làng biển Thịnh Long Hải Hậu Nam Định
- Hồ Truyền Thống – Công Viên Tức Mặc Nam Định
- Chân dung người chị gái trẻ trung, xinh đẹp của Chi Pu
- Hải Hậu: Chùa Phúc Hải – Hải Minh
- Ai là nàng công chúa “vượng phu ích tử” nhà Trần?
-
Nam Định và Hải Dương cuối tuần này, đừng quên cuộc hẹn tại Lễ hội Bia Hà Nội 2019
-
Nước mắm Giao Châu
-
Nam Định: Những kiến trúc Pháp còn sót lại …
-
Đền Giáp Ba Nam Trực Nam Định
-
Nam Định: Trộm lư hương 120 tuổi, đòi tiền chuộc 3 triệu đồng
-
Dấu ấn văn hóa thời Trần ở Nam Định
-
Hàng nghìn người dự khai mạc Lễ hội Phủ Dầy 2016
-
Tranh cãi phóng viên VTV “làm màu” khi đưa tin bão số 3 tại Nam Định
-
Vàng son một thời: Nhà máy lương công nhân tương đương lương giám đốc
-
Sứa ăn liền – hướng đi mới của người dân Nam Định
-
Nam Định: Ô tô bị tàu hỏa đâm trực diện, 2 người bị thương
-
Nam Định: Người lao động bị tai nạn cụt cả hai tay, công ty lờ chuyện bồi thường
-
Nâng cao nhận thức về chủ quyền biển đảo cho ngư dân Nam Định
-
Phát hiện người đàn ông nằm chết trên cầu Đò Quan
-
Yếu tố cấu thành Tội cho vay lãi nặng và hình phạt?