Côi cút phận già, người trẻ trong cô nhi viện Văn Giáo-Nam Định

Côi cút phận già, người trẻ trong cô nhi viện Văn Giáo-Nam Định

Những em bé khuyết tật, mồ côi cả nhà lẫn mẹ… đang được các “bà mẹ” trong côi nhi viện Văn Giáo ngày ngày chăm sóc tận tình.
Những mảnh đời bất hạnh
Nằm khuất sau những hàng cây, có một côi nhi viện Văn Giáo (Nam Định) hiện đang là nơi sinh sống của 22 em nhỏ cơ nhỡ, khuyết tật trên mọi miền đất nước.
“Ngôi nhà” đượcthành lập cách đây 11 năm. “Hồi ấy,những ngày đầu thành lập , cô nhi viện tiếp nhận , giúp đỡ những cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong sứ . Dần dần , khi nhiều người biết tới, cô nhi viện Văn Giáo tiếp nhận các cháu ở mọi miền đất nước gửi về”. Ông Vũ Đình Cống chia sẻ.

Những mảnh đời bất hạnh tại côi nhi viện Văn Giáo đã chụp ảnh kỷ niệm cùng đoàn từ thiện

Những mảnh đời bất hạnh tại côi nhi viện Văn Giáo đã chụp ảnh kỷ niệm cùng đoàn từ thiện

Nhìn vào đôi mắt hồn nhiên của các em, chúng tôi không khỏi xót xa bởi chúng dường như chưa hiểu được hết những mất mát, những thiệt thòi mà mình đang phải đối mặt. Dù xuất phát từ hoàn cảnh khác nhau nhưng các em cùng chung một nỗi đau mang tên “cô đơn”.Có thời điểm , cô nhi viện có hơn ba mươi em. Ở đây, cưu mang những em bé cơ nhờ, khuyết tật. Sau khi lớn, nếu may mắn các em được gia đình đón về, có em đi tu, có em đi học, nhưng thậm chí có em đã bị mất trong quá trình điều trị chữa bệnh.

Sinh ra trong gia đình nghèo khổ, mẹ bị tâm thần, bố đã mất, bà nội đã 96 tuổi. Ở tuổi xưa nay hiếm, bà không thể tiếp tục nuôi dưỡng cháu mình. Chính vì vậy, bà đành gạt đi nước mặt gửi Hoàng vào côi nhi viện với hi vọng cháu sẽ được đủ ăn.

Em Phạm Thị Hạnh (Yên Bái) chia sẻ: “Mẹ em Hạnh trước đây không có chồng sinh ra em để mong có chỗ dựa về sau , nhưng số phận chớ trêu em bị động kinh từ nhỏ . Đến lúc em được 8 tuổi thì mẹ em qua đời , Hạnh ở với bác . Một hôm , bác lên rừng kiếm củi , Hạnh ở nhà nấu cơm thì lên cơn động kinh , ngã lăn vào bếp lửa . Người bác về đến nhà đã thấy cháu nằm trong bếp lửa từ bao giờ , hốt hoảng gọi người nhờ đưa đi viện cấp cứu. Sau sự cố đó, em trở thành chim cánh cụt và được gửi vào côi nhi viện vì gia đình không còn khả năng nuôi lớn”

Chị Nguyễn Thị Sinh (đang ngồi ghế) chụp ảnh kỉ niệm với CLB Trái Tim Việt Nam

Chị Nguyễn Thị Sinh (đang ngồi ghế) chụp ảnh kỉ niệm với CLB Trái Tim Việt Nam

Có lẽ,chị Nguyễn Thị Sinh (40 tuổi) là một trong những người được côi nhi viên cưu mang lâu nhất. Chị bị mù cả hai mắt do gia đình nghèo, do sự nhầm lẫn của bố mẹ. Chị kể ngày trước chị được người ta nhận làm con nuôi.Trong một lần bị đau mắt, bố mẹ nuôi đinh ninh pha nước muối nhỏ vào mắt sẽ khỏi nhưng đâu ngờ rằng chính tình thương ấy đã cướp đi đôi mắt trong veo chị từ khi 3 tuổi. Vì quá đau lòng về hành động của mình, bà mẹ đã mất ngay sau đó, toàn bộ gánh nặng đặt lên người cha nuôi. Đến năm ông đã có tuổi, không đủ khả năng nuôi con nữa, ông đã gửi con vào côi nhi viện”.

Không chỉ những em bé, mà chính những “bà mẹ” cũng có số phận bất hạnh. Nơi đây có 7 cùng sơ chăm sóc cho các em.Họ là những người neo đơn không nơi nương tựa thậm chí có người bị bệnh thần kinh tình nguyện ở lại nơi đây để chăm sóc những mảnh đời bé nhỏ bất hạnh..

Là một nơi hẻo lánh lại cưu mang nhiều người cùng một lúc, côi nhi viện gặp muôn vàn khó khăn.

Chị Huê (mẹ của các bé) chia sẻ: “Ở đây không có ruộng nương gì , cái đun nấu cũng chả có , thiếu thốn lắm , đến mùa gặt hái thì đi xin được rơm rác để đun, ngày thường không có rơm rác thì đi mua mùn cưa về để nấu”

Nhắc đến đây, chị cười và khoe rằng mới đây được đoàn tình nguyện của CLB Trái Tim Việt Nam đã gửi tặng một máy lọc nước cho côi nhi viện. Trước đây, “ngôi nhà” đáng sử dụng nguồn nước ô nhiễm vì không có chi phí để mua. Thông qua đây, tôi cũng xin cảm ơn đoàn đã có lòng hảo tâm, đã quan tâm tới các em nơi này”.

Về đâu…những mảnh đời???
Ở vùng đất “khỉ ho cỏ gáy” này, mọi chi phí của côi nhi viện đều chờ mong vào nguồn hỗ trợ từ mạnh thường quân. Nhưng ngặt một nỗi, nơi đây kém may mắn nên chưa nhận sự hỗ trợ nhiều.

Những số phận bất hạnh này đang rất cần sự giúp đỡ của mọi người dân Việt Nam

Những số phận bất hạnh này đang rất cần sự giúp đỡ của mọi người dân Việt Nam

Cuộc sống khó khăn vất vả là vậy , nhưng nơi đây vẫn luôn tiếp nhận những mảnh đời cơ nhỡ bơ vơ . Năm trước ,một bệnh viện ở Quảng Ninh đã gọi điện đến cho cha cố báo có một trường hợp mẹ là sinh viên , tới viện sinh con xong rồi bỏ trốn , để lại đứa bé tội nghiệp ở viện ,họ muốn nhờ cô nhi viện đưa về chăm sóc nuôi dưỡng .

Không ngần ngại , sơ Huê đã xuống tận Quảng Ninh để đón cháu bé về , lúc ấy , cháu mới được có 3 ngày tuổi . Sơ Huê nhớ lại :” Hôm ý là một ngày giá rét , tôi bắt xe xuống Quảng Ninh để đón cháu về. Cháu bé 3 ngày tuổi đỏ hỏn , trên người chỉ có mỗi manh áo sơ sinh và một tấm chăn mỏng. Đi xe máy 50km từ thành phố về đến nhà , mặt mũi cháu tím tái vì lạnh , vì đi đêm hôm gió rét . Tôi ôm cháu trong lòng mà thương quá , tưởng rằng không thể nuôi được cháu lúc ấy”

Chia sẻ với chúng tôi,ông Vũ Đình Cống hi vọng sẽ có nhiều đơn vị, những mạnh thường quân quan tâm hơn để các cháu có thêm những bữa cơm no, những chiếc áo ấm, những viên thuốc để chữa bệnh…

Rời khỏi côi nhi viện, chúng tôi không khỏi xót xa về những số phận đầy bất hạnh ấy và không biết họ sẽ… trôi về đâu.

Mọi đóng góp ủng hộ về cô nhi viện Văn Giáo , xã Nghĩa Hùng , huyện Nghĩa Hưng , tỉnh Nam Định xin liên hệ trực tiếp với sơ Huê , người quản lý cô nhi viện qua số điện thoại : 0904.981.123

Lê Thúy – Ngọc Thủy – PHUNUNEWS.VN


TOP