Xử lý rác thải ở nông thôn đang là vấn đề nan giải của nhiều địa phương. Thực tế cho thấy, có nơi rác thải chưa được thu gom, xả thải bừa bãi; có nơi tổ chức được việc thu gom nhưng việc xử lý sau đó chưa triệt để, chủ yếu mới dừng lại ở việc chôn lấp…

Lò đốt rác LOSIHO-sản phẩm của Công ty TNHH Tân Thiên Phú.
Vậy nhưng, lựa chọn thiết bị nào cũng là vấn đề đang khiến nhiều địa phương “đau đầu”. Sử dụng công nghệ nhập ngoại thì kinh phí đầu tư quá cao, quá khả năng đầu tư của hầu hết các địa phương. Như hiện nay, để đầu tư một lò đốt rác máy móc, thiết bị nhập về từ Nhật Bản hoặc Thái Lan, mỗi xã phải bỏ ra từ 3-4 tỷ đồng…
Trong bối cảnh đó, sản phẩm lò đốt rác LOSIHO-sản phẩm do Công ty TNHH Tân Thiên Phú-một doanh nghiệp làng nghề ở tỉnh Nam Định thiết kế, sản xuất đã và đang được nhiều địa phương lựa chọn, sử dụng, bởi hai ưu điểm chất lượng, hiệu quả đảm bảo và giá thành phù hợp, chỉ khoảng 600-700 triệu/máy…
Ở Nam Định, Tân Thiên Phú được biết đến là doanh nghiệp chuyên sản xuất các các sản phẩm cơ khí nông cụ phục vụ đời sống nông nghiệp, nông dân, nông thôn và bảo vệ môi trường, như: các loại máy nghiền, sấy thức ăn chăn nuôi, máy băm phụ phẩm nông nghiệp; máy ép, trộn viên, thanh mùn cưa, trấu.
Công ty được hình thành và phát triển trên nền tảng kinh nghiệm nhiều năm của làng nghề cơ khí Kiên Lao, xã Xuân Tiến, huyện Xuân Trường.
Sinh ra, lớn lên ở làng nghề cơ khí nổi tiếng này, không lạ khi Kỹ sư Trần Kiều-Giám đốc Công ty TNHH Tân Thiên Phú rất đam mê với các loại máy móc, thiết bị cơ khí.
Chính vì vậy, gần 20 năm trước, sau khi tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, thay bằng việc cầm hồ sơ đi khắp nơi xin việc, Trần Kiều chọn hướng về quê khởi nghiệp bằng việc lập ra Công ty TNHH Tân Thiên Phú, chuyên về sản xuất các sản phẩm cơ khí phục vụ đời sống nông nghiệp, nông thôn…

Một trong những sự tôn vinh dành cho ông Trần Kiều, Giám đốc Công ty.
Theo đó, máy có thể nghiền, cắt được nhiều loại rác với những chất liệu như: gỗ, thủy tinh, nhựa, hộp kim loại, săm lốp cao su, vải…, giúp vừa có thể tái tạo, sử dụng rác vừa giảm đáng kể diện tích chôn lấp.
Không dừng lại ở đó, sau thành công ban đầu, Trần Kiều và các cộng sự tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm cuối cùng chế tạo thành công lò đốt rác thải sinh hoạt nông thôn bằng phương pháp đốt tự nhiệt phân và tự sinh năng lượng, nhãn hiệu LOSIHO. Theo đó, lò được đốt hoàn toàn đốt bằng không khí tự nhiên, không phụ thuộc vào bất kỳ nguồn năng lượng nào.
Với những ưu điểm về công nghệ; chi phí đầu tư không lớn, khu xử lý chỉ cần 200-360 m2 có thể xửlý rác cho một cộng đồng khoảng 10.000 người…, sau khi ra đời, lò đốt rác sinh hoạt LOSIHO được hầu hết các xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn đầu củ tỉnh Nam Định lựa chọn, sử dụng; trong đó có 26/35 xã, thị trấn của huyện Hải Hậu-một trong những huyện đầu tiên của cả nước đạt chuẩn huyện nông thôn mới.
Không chỉ có vậy, nhiều xã, thị trấn của các tỉnh Thái Bình, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hà Giang cũng đã tín nhiệm, sử dụng thiết bị này. Tính đến hết năm 2017, Tân Thiên Phú đã thiết kế, lắp đặt, vận hành thành công trên 100 lò đốt rác cho các địa phương. Hiện mỗi ngày, các lò đốt rác LOSIHO của Tân Thiên Phú đang xử lý hàng nghìn tấn rác thải ở nhiều địa phương…
Cuối năm 2017, Công ty Tân Thiên Phú được biết đến là doanh nghiệp đã đầu tư tới 10 tỷ đồng, triển khai một dự án rất độc đáo, đó là mô hình “công viên bãi rác” tại thị trấn Xuân Trường (Xuân Trường-Nam Định)…
Ngoài được các cơ quan quản lý nhà nước cấp bằng sở hữu trí tuệ, bản quyền, khẳng định các tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm lò đốt rác LOSIHO, với những nỗ lực, sáng tạo, đóng góp to lớn cho sự nghiệp bảo vệ môi trường, đến nay Tân Thiên Phú và cá nhân Giám đốc Trần Kiều đã đạt được nhiều sự vinh danh.
Trong đó: năm 2011 được Trung ương Đoàn tặng giải thưởng Lương Định Của; năm 2012 được Bộ KH-CN, Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam tặng Giải cầu vàng hàng Việt Nam; Bộ KHCN, Trung ương Đoàn tặng giải thưởng chứng nhận Tài năng trẻ Khoa học Công nghệ Việt Nam; Top 10 giải thưởng Cầu vàng hàng Việt Nam chất lượng cao;
năm 2013 được UBND tỉnh Nam Định tặng bằng khen vì thành tích ứng dụng KH-CN vào sản xuất, góp phần xây dựng nông thôn mới; năm 2014 , qua bầu chọn, sản phẩm lò đốt rác thải sinh hoạt LOSIHO được Ban tổ chức Chương trình công nghệ xanh Quốc gia chứng nhận là 1 trong 10 sản phẩm dịch vụ tiêu biểu vì thiên nhiên môi trường bền vững; được đón nhận Huy chương vàng Đổi Mới – Sáng Tạo lần thứ nhất của Bộ KH&CN…
Nam Dương ( đại đoàn kết)
- Cận cảnh vẻ đẹp của vùng biển Hải Hậu thành Nam
- Nghề làm đèn ông sao ở Báo Đáp
- Nam Định: Từ chối tình cảm trai làng, cô gái trẻ bị sát hại trước ngày cưới
- Biển Thịnh Long Nam Định
- Mãn nhãn dàn cây độc bậc nhất đất Thành Nam
- Nhà thờ Chính Tòa Bùi Chu – Nam Định
- Đền Trần Nam Định tấp nập người đi lễ cầu may đầu năm
-
Big C ‘tẩy chay’ trà xanh 0 độ, Dr.Thanh
-
Xét xử ông Phan Văn Vĩnh ở sân rộng nghìn mét, 200 người tham gia tố tụng
-
Vụ ‘Lấp sông tưới tiêu để làm dự án’ ở Nam Định: Đề nghị điều chỉnh thiết kế
-
Kẹo Sìu Châu – đượm hồn quê xứ thành Nam
-
Bão số 7 “nuốt” áp thấp nhiệt đới, miền Bắc sắp mưa to
-
Cứu nạn thành công 6 ngư dân Nam Định gặp nạn trên biển
-
Nam Định: thanh niên 17 tuổi bị mất chức năng bàn tay vĩnh viễn vì điện thoại phát nổ
-
Hải Hậu gìn giữ tinh hoa văn hoá trong các làng nghề truyền thống
-
Dự báo thời tiết 28/7: Mưa to kéo dài khắp miền Bắc
-
Người đầu tiên ở Nam Định nuôi lợn sạch bằng thảo dược quy mô lớn
-
Kỳ bí ngôi làng “hình cá chép” độc nhất Việt Nam
-
Khai quật khảo cổ khu di tích đền Trần – Nam Định
-
Bão số 7: Cho công nhân nghỉ sớm về quê thu hoạch nông sản
-
Lời khai của nghi phạm giết người phụ nữ, phi tang xác dưới cống nước
-
Nam Định: Lái xe đâm trúng cột mốc ven đường, hai thanh niên thương vong