Chiều chạng vạng buông, màn sương mờ ảo giăng khắp cánh đồng đã gặt xong chỉ còn trơ gốc rạ. Trên đường đi công tác, ngang qua một làng nhỏ yên bình, thoảng trong khói bếp thơm hương rơm mới là vị mặn mòi của mắm tép chưng. Giữa tiết trời lành lạnh, chợt thèm một nồi cơm gạo mới nóng hổi ăn cùng mắm tép như lúc còn ở quê nhà.
Nhớ những ngày cuối hè đầu thu nắng vàng rực rỡ, sáng sớm, mẹ tôi đã ra bờ sông, đón những người đi đánh giậm về, mua vài cân tép tươi rói còn nhảy lao xao trong chiếc rổ phủ mấy cành lá tre.
Cả nhà xúm vào giúp mẹ nhặt rong rêu, cấn rác và cả những con ốc vặn, gọng vó, đòng đong, niềng niễng lẫn trong mớ tép.
Mẹ rửa nhiều lần cho tép thật sạch, để ráo nước, trộn muối thật đều rồi bỏ vào cối đá giã cho tới khi nhấc chày lên thấy nặng tay là tép đã nhuyễn và quánh dẻo.
Tiếp đó, mẹ lấy gạo, rang chín vàng, tỏa mùi thơm phức, đem giã thành thính, cho vào tép đã giã nhuyễn.
Hũ mắm tép được nút lá chuối khô, đậy kín bên ngoài bằng một chiếc bát con, phơi ngoài nắng mấy ngày rồi để vào trong bếp, tận dụng hơi nóng của lửa cho mau ngấu.
Nghe thì có vẻ đơn giản vậy, nhưng để có hũ mắm tép ngon, đỏ au dùng cả năm cũng phải “có tay” làm, chứ không mắm bị ngả màu thâm xỉn là coi như hỏng. “Ngày tháng mười chưa cười đã tối”.
Mới khoảng năm rưỡi chiều, trời đã nhá nhem. Đang vào vụ gặt lúa mùa nên bố mẹ vẫn còn mải miết ngoài cánh đồng, tranh thủ gặt cho xong thửa ruộng. Mấy bà cháu ở nhà đảm nhiệm bữa cơm chiều.
Bình thường, mắm tép chỉ dùng để chấm cà muối xổi, các loại rau luộc, hôm nào “sang” lắm thì được chưng lên với hành phi và tóp mỡ, ăn đã thấy ngon lắm.
Nhưng ngày mùa, để bồi dưỡng những người đi gặt vất vả, bà tôi mua mấy lạng thịt ba chỉ về chưng cùng mắm tép, cho thêm chút riềng giã nhỏ vào.
Mùi thơm ngậy béo của thịt quyện trong hương mắm tép mặn mòi thật hấp dẫn. Bố mẹ, các dì tôi từ cánh đồng trở về, vừa quẳng bó lúa xuống sân đã nghe tiếng bà tôi giục giã mau rửa chân tay ăn cơm kẻo mệt.
Mâm cơm được bê ra, đặt trên chiếc chiếu trải giữa nhà, có rau cải luộc, dưa chua và mắm tép chưng thịt. Chỉ một loáng, nồi cơm đã hết veo mà vẫn còn bốc khói.
Cả nhà quây quần bên nhau trong không khí gia đình đầm ấm, yêu thương, mặc gió lạnh đầu mùa đang len lỏi vào từng ô cửa.
Xa quê bao năm, nhiều món ngon đã từng thưởng thức, vậy mà hương vị thơm nồng của mắm tép, món ăn dân dã của quê nghèo vẫn luôn thoảng bay trong nỗi nhớ./.
Lam Hồng( báo nam định)
- Đầu xuân đi chợ Viềng mua may cầu lành
- Nam ca sĩ hai lần hát trong đám cưới “khủng” 100 cây vàng ở Nam Định là ai?
- Về làng Giao Cù ăn phở Cồ
- Di tích lịch sử Đình Hưng Lộc xã Nghĩa Thịnh huyện Nghĩa Hưng
- Nữ sinh bình tĩnh nhất năm: Ngồi sau xe bố đánh chén bữa sáng có đầy đủ bát đũa như ở tiệm!
- Mùa tôm thuyền trứng
- Xuân Trường : Hạnh phúc cuối đời của bà cụ đồng nát
-
Nam Định: Vợ cùng 2 con mất tích bí ẩn, chồng lặn lội tìm kiếm khắp nơi
-
Chè thái, quà vặt Nam Định
-
Nam Định: Phát hiện cây dọc mùng khổng lồ cao chạm trần nhà, lá che kín cả một chiếc Exciter
-
Ngày 25.7, bão giật cấp 10, cách vùng biển Nam Định – Hà Tĩnh khoảng 330km về phía Đông Nam
-
Nhà thờ Giáo họ Đức Bà
-
Toàn cảnh TP Nam Định ngập trong nước
-
Nét đẹp văn hóa nghề làm bánh nhãn Hải Hậu
-
Nam Định: Người dân bức xúc vì nhiều khoản thu đầu năm trái quy định
-
Hoàn cảnh éo le của bé trai 12 tuổi ở Nam Định đi lạc ra Hà Nội
-
“Tuyệt kỹ” phở Vân Cù Nam Định
-
Bùi Chu khai mạc Đại lễ thánh Đaminh
-
Xe giường nằm 40 chỗ biển Nam Định nhét 72 người
-
Nam Định: Lợi dụng lòng tin, 2 mẹ con “nữ quái” lừa đảo hàng chục tỷ đồng
-
Nam Định: Xây công trình… để bỏ hoang
-
Không “nương tay” bất kỳ sai sót nào khi thi công cầu Thịnh Long