Rước đuốc – một trong những nghi lễ quan trọng trong lễ hội Phủ Dầy đã diễn ra tối ngày 20/4/2018 (tức ngày 5/3 Mậu Tuất), tại xã Kim Thái (huyện Vụ Bản, Nam Định).
Hàng nghìn ngọn đuốc đã được các con nhang, đệ tử và người dân trong xã Kim Thái rước vòng quanh khu vực đền, phủ, lăng trong quần thể Di tích lịch sử – văn hóa Phủ Dầy.
Thanh đồng Trần Thị Huệ, Phủ Tiên Hương cho biết, lễ rước đuốc là một trong 3 nghi lễ độc đáo trong lễ hội Phủ Dầy mà không ở đâu có.Theo thường lệ, vào tối ngày mùng 5/3 âm lịch, tất cả các đồng đền, thủ nhang tập trung xin ngọn lửa thiêng từ trong cung cấm, sau đó rước ra ngoài và tiếp cho hơn 1.000 ngọn đuốc của con nhang đệ tử, dân thôn bản hạt và du khách thập phương.
Dẫn đầu là hình tượng một đầu rồng, hơn 1.000 ngọn đuốc tượng trưng cho thân rồng, và cuối cùng là hình tượng đuôi rồng.
Hàng nghìn ngọn đuốc được rước vòng quanh khu vực đền, phủ, lăng ở trong Quần thể di tích lịch sử – văn hóa Phủ Dầy.
Thanh đồng Trần Thị Huệ cho biết, nghi lễ rước đuốc ở lễ hội Phủ Dầy đã có từ lâu, và càng ngày, nghi lễ rước đuốc càng được tổ chức quy mô hơn.Năm nay, đặc biệt BTC có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, có sự tham gia của đông đảo các thanh đồng ở nhiều nơi tham gia. Điều này thể hiện sự đồng thuận của các thanh đồng trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị của Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ sau 1 năm được UNESCO vinh danh.
Ngọn lửa thiêng trong lễ rước đuốc tượng trưng cho ánh sáng, thắp sáng niềm tin cho đến từng gia đình, con nhang đệ tử, dân thôn bản hạt và du khách thập phương, đồng thời, mong muốn mang lại cuộc sống hòa bình ấm no, tươi vui hạnh phúc cho toàn dân.Lễ hội Phủ Dầy diễn ra tại Quần thể di tích lịch sử – văn hóa Phủ Dầy gắn với truyền thuyết về Mẫu Liễu Hạnh – một trong “Tứ bất tử” trong tín ngưỡng dân gian của dân tộc Việt.
Năm 2013, Lễ hội Phủ Dầy và Nghi lễ chầu văn của người Việt được Bộ VHTTDL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Năm 2017, “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Lễ hội Phủ Dầy năm 2018 diễn ra trong 6 ngày, từ 18 đến 23/4/2018 (tức từ mùng 3 đến 8/3 âm lịch) với nhiều hoạt động tâm linh và văn hóa, thể thao truyền thống.Phần lễ gồm: dâng hương, tế, rước thỉnh kinh, rước đuốc. Phần hội có thi hát chầu văn, thả rồng bay, múa rồng, múa sư tử, cờ người, đấu vật.
Ngày 19/4 tổ chức liên hoan nghệ thuật hát chầu văn. Ngày 20/4 diễn ra các hoạt động rước thỉnh kinh, rước đuốc, thả rồng bay, múa rồng, múa sư tử.
Ngày 21/4 diễn ra các hoạt động rước thỉnh kinh, thi đấu cờ người. Trong các ngày 22 và 23/4 diễn ra hoạt động kéo chữ (hoa trượng hội).
Nét mới trong Lễ hội Phủ Dầy năm nay là chương trình nghệ thuật thể hiện rõ ý nghĩa của “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Chương trình do Nhà hát Chèo Quân đội biểu diễn với các tiết mục hát văn, hát chèo, trống hội, diễn xướng giá đồng trong các ngày diễn ra lễ hội./.
Theo Hà An
(toquoc.vn)
- Kỳ Duyên là Hoa hậu Việt Nam đầu tiên thừa nhận phẫu thuật thẩm mỹ
- Đám cưới cực độc với đoàn xe Dream II Giao Thủy Nam Định
- Êm đềm làng tơ cổ đất Thành Nam
- Về Nam Định thăm làng nghề nước mắm Sa Châu
- 4 vương cung thánh đường ở Việt Nam
- Làng Hành Thiện ngôi làng có 60 giáo sư, phó giáo sư
- Làng “nghề phở”
- Nam Định: Khốn đốn vì người quen vay hàng tỷ đồng rồi bỏ trốn?
- Chùm ảnh: “Úp chậu” nướng cá ngày Tết ở Nam Định
- Mẹ của nghi phạm giết người ở chung cư: Sau khi gây án “nó vẫn gọi điện về cho tôi”
- Thành phố Nam Định chìm trong bóng tối sau bão
- Nam Định: Cấp cứu cho bé trai bị mũi kéo cắm xuyên qua tai
- Độc đáo cây cầu ngói 500 năm tuổi hình rồng bay
- Quất lâm biển gọi 2016 chính thức khai trương
- Tặng vé xe buýt miễn phí cho bệnh nhân nghèo chạy thận
- Quất Lâm ngập rác “Việc này là quá tầm của Ban Quản lý”
- Vụ con trai ôm xăng đốt bố ở Nam Định: Người thân kể lại giây phút kinh hoàng
- Đậu hoa Thành Nam – Giải nhiệt cùng mùa hè
- Nam Định: Mở cao điểm kiểm tra điều kiện an toàn xe khách
- Nguyên tổng giám đốc Lương thực Nam Định: ‘Bị cáo không tư túi gì’
- Bánh cuốn làng Kênh Nam Định
- Người đầu tiên ở Nam Định nuôi lợn sạch bằng thảo dược quy mô lớn