Thủ tướng yêu cầu tiếp tục thực hiện các biện pháp cấp bách theo Chỉ thị số 16/CT-TTg, trước mắt đến hết ngày 15/4/2020, tuyệt đối không được lơi lỏng, chủ quan.
Chỉ đạo này được nêu tại Thông báo số 153/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch COVID-19.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: VGP.
Thủ tướng đánh giá: Chiến lược ngăn chặn, cách ly khoanh vùng dập dịch và điều trị hiệu quả là đúng đắn, các biện pháp phòng chống dịch được áp dụng đúng thời điểm, phù hợp với diễn biến dịch; đặc biệt việc cách ly toàn xã hội được thực hiện kịp thời. Đến nay, Việt Nam vẫn đang kiểm soát tốt dịch bệnh, là kết quả rất đáng mừng.
Tuy nhiên, nguy cơ lây lan trong cộng đồng, bùng phát dịch bệnh tại Việt Nam vẫn rất cao. Các cấp, các ngành, địa phương cần tiếp tục thực hiện chủ động các biện pháp phòng chống dịch với tinh thần quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách theo Chỉ thị số 16/CT-TTg, trước hết đến hết ngày 15/4/2020, tuyệt đối không được lơi lỏng, chủ quan.
Chấn chỉnh tình trạng tụ tập đông người
Hiện nay, đã có hiện tượng người dân nhiều địa phương không chấp hành nghiêm Chỉ thị, tụ tập đông người, không giữ khoảng cách an toàn, tham gia giao thông đông đúc, ra ngoài đường không đeo khẩu trang…Thủ tướng yêu cầu chính quyền các cấp chấn chỉnh, xử lý kịp thời theo đúng quy định, yêu cầu mọi người dân thực hiện nghiêm biện pháp cách ly toàn xã hội, ở tại nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, không tập trung đông người, đeo khẩu trang nơi công cộng…
Chính quyền các cấp lưu ý triển khai các biện pháp chống dịch phải đúng với tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, không để người dân hoang mang, đồng thời không để lơi lỏng, bảo đảm hoạt động sản xuất an toàn, lưu thông hàng hóa thuận lợi.
Bộ Y tế và các Bộ liên quan theo dõi, đánh giá sát đúng tình hình, báo cáo Thường trực Chính phủ xem xét, quyết định biện pháp áp dụng này từ sau ngày 15/4/2020.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các cơ quan liên quan tiếp tục quản lý, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất nhập cảnh, hạn chế tối đa người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, trừ các trường hợp đặc biệt; hết sức lưu ý kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh trên tuyến biên giới phía Tây, Tây Nam.
Tiếp tục hạn chế tối đa các chuyến bay vận chuyển hành khách đến Việt Nam, trừ các trường hợp đặc biệt.
Bộ Quốc phòng và các địa phương tiếp tục chuẩn bị sẵn cơ sở cách ly, bảo đảm chủ động, sẵn sàng tiếp nhận thực hiện cách ly tập trung số lượng lớn.
Khẩn trương phát hiện ca nhiễm trong cộng đồng, cách ly, dập dịch triệt để
Thủ tướng giao Bộ Y tế tập trung chỉ đạo việc khẩn trương phát hiện các ca nhiễm, ổ dịch trong cộng đồng và cách ly, khoang vùng, dập dịch triệt để, dứt khoát. Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc khai báo y tế.
Tăng cường năng lực xét nghiệm cho các địa phương đảm bảo phù hợp với thực tiễn, có quy trình chặt chẽ về đón tiếp, khám bệnh, điều trị đối với người đến khám bệnh tại các cơ sở y tế nhằm ngăn ngừa việc lây nhiễm.
Chú trọng việc phòng ngừa lây nhiễm, bảo đảm an toàn cho lực lượng làm việc tại các cơ sở cách ly và cơ sở y tế.
Tập trung huấn luyện chuyên môn, việc sử dụng máy thở, phác đồ điều trị tốt nhất… cho các tuyến, chuẩn bị nhân lực, vật tư, thiết bị thuốc men cho trường hợp dịch bệnh xảy ra trên diện rộng. Trước mắt, tạm dừng xuất khẩu các loại thuốc sử dụng để điều trị COVID-19, nhập khẩu một số loại thuốc thành phẩm cần thiết, đảm bảo đủ cơ số cho điều trị.
Đẩy mạnh sản xuất trang thiết bị y tế, khẩu trang, máy thở
Các Bộ: Công Thương, Y tế chủ động đẩy mạnh sản xuất trang thiết bị y tế, công cụ, vật tư trong đó có khẩu trang các loại, máy thở.
Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế, thực hiện việc hỗ trợ, viện trợ xuất khẩu một số loại trang thiết bị, vật tư y tế, khẩu trang các loại, lưu ý thực hiện tốt việc hợp tác, hỗ trợ Lào, Campuchia và một số nước.
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học cơ bản, chuyên sâu, ứng dụng để chế tạo, sản xuất sinh phẩm chẩn đoán, vật tư, trang thiết bị y tế cần thiết cho phòng, chống dịch.
Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch bệnh. Các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Y tế tiếp tục phát triển mạnh các ứng dụng tiện ích phục vụ đời sống người dân và phòng, chống dịch.
Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tốt công tác truyền thông, công khai minh bạch về các biện pháp phòng, chống dịch để nhân dân yên tâm, tin tưởng.
- Nhà Thờ Lớn TP.Nam Định
- MÓN NGON NGÀY TẾT: Cá bống bớp 300.000 đ/kg được chị em “săn” ăn Tết
- Lạ kỳ với nghề đồng nát ở Thành Nam
- Những Món Ăn Vặt Vỉa Hè Ngon Rẻ Không Thể Bỏ Qua ở Nam Định
- Cô dâu Nam Định: Sau đám cưới, bạn bè mới biết là tiểu thư nhà giàu
- Người mẫu Việt trẻ quê Nam Định bị ung thư: Thông tin buồn cuối năm
- Một thoáng thành Nam
-
Vụ dùng súng cao su bắn ô tô: Thanh niên trong diện ‘cần theo dõi tại địa phương’
-
Nam Định: Độc đáo phong tục xin ‘lửa thánh’ đầu năm cầu may
-
Giang hồ Nam Định bắt cóc nữ doanh nhân nhốt vào nhà hoang
-
Tử hình tất cả các đối tượng trong vụ án hơn 20 kilogam ma túy
-
Cột cờ Nam Định – Niềm kiêu hãnh của người dân Thành Nam
-
Miền Bắc đón không khí lạnh, trời chuyển rét
-
Vụ hiếp dâm tập thể tại Nam Định: 68 năm tù cho các đối tượng gây án
-
Tận cùng ngõ ngách, đâu đâu cũng phở
-
Chưa thông qua Luật đặc khu, Quốc hội kêu gọi nhân dân bình tĩnh
-
Nhà thờ Giáo họ Kinh Lũng – Nam Trực Nam Định
-
Nam Định: Côn đồ bịt mặt, cầm gạch hành hung quán karaoke tới tấp
-
Nam Định: 48 công nhân phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm
-
Nam Định: Xe máy đâm trực diện xe khách, 2 nam thanh niên tử vong
-
Một một phụ nữ bị lừa tiền sau khi nhầm tưởng hacker là… chồng!
-
Nam Định: Ô tô con bị xe tải đè nát, 1 người tử vong