Sau gần 2 năm triển khai xây dựng, “Khu văn hóa truyền thống” của bà Ngô Thị Khiếu, thôn Bỉnh Di, xã Giao Thịnh (Giao Thủy) đã cơ bản hoàn thành và sắp đi vào hoạt động.
Đây là công trình tư nhân kết hợp giữa bảo tàng và thư viện tái hiện một không gian sinh hoạt truyền thống của người dân thôn quê Bỉnh Di nói riêng và vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung. Công trình ra đời nhằm lưu giữ những tinh hoa của làng quê đang mai một dần do tốc độ đô thị hóa nhanh ở nông thôn, đồng thời giữ lại cho thế hệ con cháu những giá trị truyền thống quý báu của cha ông xưa. Có thể nói, những gì được xem là “hồn cốt” của làng quê Việt Nam đã và đang được “Khu văn hoá truyền thống” lưu giữ, trưng bày rất ấn tượng trong một không gian rộng hơn 5.000m2.

Làng quê Giao Thủy hôm nay.
Ngôi nhà thứ tư được thiết kế xây dựng theo kiểu gác tường, lợp ngói, thể hiện cho sự phát triển của xã hội, có sự kết hợp cổ kim, quái giang của ngôi nhà được chạm trổ tinh xảo, nghệ thuật, thể hiện tính thẩm mỹ của người Á Đông. Ngôi nhà thứ năm mang phong cách hiện đại, được xây dựng bằng bê tông cốt thép, thiết kế theo mô hình bảo tàng nhưng không cầu kỳ, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên. Tòa nhà là điểm nhấn của khu bảo tàng với kết cấu hình khối 4 tầng, tầng 1 dành cho bộ phận lễ tân; tầng 2 và 3 là bảo tàng trưng bày các hiện vật được sưu tầm với giá trị lịch sử phát triển của nông thôn Việt qua từng thời kỳ; tầng 4 là thư viện. Trong khu văn hóa truyền thống, còn xây dựng một hầm chữ A ở phía sau tòa nhà nhằm mô tả lại cảnh người dân tránh bom đạn thời chống Mỹ.

Bà Ngô Thị Khiếu giới thiệu về các dụng cụ sinh hoạt của người nông dân.
Về thư viện hiện đã có hơn 1.000 đầu sách như Tạp chí nghiên cứu Lịch sử, Tạp chí Văn học, Tạp chí Cổ vật, các cuốn sách viết về Bác Hồ… các sách lịch sử các địa phương như Thủ đô Hà Nội, Nam Định, các danh nhân văn hóa và các đầu sách về khoa học kỹ thuật, phong tục, y học, văn hóa ẩm thực và các sách về chủ đề nông nghiệp phục vụ bạn đọc và khách tham quan.
Ý tưởng xây dựng bảo tàng của bà xuất phát từ một thực tế diễn ra cách đây hơn chục năm khi ở khắp các làng quê, người dân đem bán rất nhiều đồ vật như nồi đồng, mâm đồng, sanh đồng, đèn dầu bằng đồng, các khung nhà gỗ có tuổi thọ cả trăm năm với giá rất rẻ. Thấy tiếc, bà mua gom lại, nhiều người thấy vậy để rẻ cho bà, có người còn biếu, không lấy tiền. Trong một dịp khác, một lần tham dự khai trương trường mầm non Bỉnh Di, thấy trường còn thiếu thốn quá nhiều thứ, không có nơi vui chơi, giải trí, đồ dùng học tập cho các cháu, về nhà bà nêu ý tưởng xây dựng thư viện với gia đình và mọi người đều ủng hộ. Bà đã lập đề án xây dựng bảo tàng kết hợp với thư viện và đặt vấn đề này với lãnh đạo xã xin thầu khu đất trống cạnh trường mầm non làm thư viện, để phục vụ các cháu học sinh và người dân, cũng như đầu tư xây dựng một khu bảo tàng nhằm lưu giữ lại những nét văn hóa của người dân lao động nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ. Toàn bộ khu bảo tàng được xây dựng đơn giản, thân thiện và phù hợp với văn hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ theo chiều dài lịch sử. Nói về phương pháp quản lý, bà Khiếu cho biết, hiện tại đã sắp xếp ổn định trong đó có những người con của quê hương đã học qua trường lớp về văn thư và du lịch cùng tham gia quản lý bảo tàng và thư viện. Trong quá trình khai thác, bà sẽ miễn phí tham quan, vui chơi giải trí và đọc sách cho học sinh, sinh viên và nhân dân trong huyện. Ngoài việc tham quan phong cách 5 ngôi nhà, khách đến với khu văn hóa truyền thống này còn được làm những người nông dân thực thụ, có thể lội xuống ruộng để cấy lúa, tát nước, mò cua bắt ốc, cất vó tép… và có thể tự vào bếp nấu những món ăn theo ý thích từ những sản phẩm mình bắt được. Từ Thị trấn Quất Lâm đến khu văn hóa truyền thống này chỉ khoảng 7km nên đây sẽ là điểm tham quan lý thú cho du khách khi về với quê hương Giao Thuỷ./.
Nguồn tin: Báo Nam Định
- Kỷ lục: Bé trai sơ sinh nặng 7,1 kg
- Phở Nam Định: Thượng đế cũng lên thớt
- Làm giàu ở nông thôn: Rắc muối “thả thính” cá bớp “bốn mắt”, thu trăm triệu/năm
- Giai thoại cầu Vô Tình Nam Định
- Nghề lạ: Thực hư chuyện trồng cỏ kiếm bộn tiền ở Điền Xá
- Nem nắm Giao Thủy – nét tinh hoa của nền văn minh lúa nước
- Trung thu về nhớ bánh nướng, bánh dẻo
-
Triều cường dâng cao, sóng cuồn cuộn tràn đê Quất Lâm
-
Tranh cướp ấn đền trần
-
Lời khai của nghi phạm giết người phụ nữ, phi tang xác dưới cống nước
-
Bắt trưởng phòng điều dưỡng bệnh viện Nhi Nam Định
-
Ý Yên: Độc đáo pho tượng Mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Nấp
-
Lạnh người lời khai của nghịch tử dùng chất kịch độc giết cha và hàng xóm
-
Đình chỉ công tác nữ nhân viên xe bus đuổi khách xuống đường
-
Đặc sản Nam Định nghe tên đã thèm
-
Ẩm thực mẹt quán giữa lòng Thành Nam
-
Xác định nguyên nhân vụ cháy nhà thờ cổ gần 130 năm tuổi ở Nam Định
-
Lịch cắt điện ở Nam Định từ ngày 27/8 đến 31/8
-
Lùm xùm ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định – Hàng loạt “bất thường” cần làm rõ
-
BV đa khoa tỉnh Nam Định bao che cho sai phạm của bác sĩ?
-
Mẹ Nam Định khoe những mâm cơm ngon rẻ khiến bạn bè bất ngờ hỏi “phải mày không đấy”
-
Nam Định: Đặc Sắc Làng nghề nón lá Nghĩa Châu