Ảnh hưởng của bão số 10 đúng lúc triều cường lớn nhất từ trước đến nay tại vùng biển Nam Định nên sóng biển tại Thị trấn Thịnh Long cao dữ dội
Từ sáng đến trưa 15/9, do ảnh hưởng của bão số 10, tại các huyện ven biển của tỉnh Nam Định có mưa to và sóng biển cao dữ dội. Một ngư dân trên tàu của Kiên Giang bị mất tích trên vùng biển Hải Hậu. Nhiều đoạn đê biển bị sạt lở nghiêm trọng. Từ ảnh hưởng của cơn bão này cho thấy tuyến đê biển của tỉnh Nam Định rất mong manh.

Nhà dân bị ngập.
Bà Tô Thị Mùi, ở khu 22, Thị trấn Thịnh Long nói: “Từ trước đến nay, tôi chưa thấy có trận bão nào như thế này. Gió chưa to mà sóng biển đã cao, nước đã tràn qua đê và rạn nứt đê thế này thì nguy hiểm quá. Đê được kè đá nhưng đá đã bị sóng đưa đi”.
Ông Nguyễn Văn Tuyến, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Thịnh Long cho biết, sóng biển dâng cao hất cả những tấm bê tông nặng hàng tạ lên mặt đê. Đoạn đê Hải Thịnh 3 nguy cơ bị vỡ trong gang tấc: “Sóng biển rất lớn. Một số tuyến đê bị sạt lở. Những tấm chắn sóng dưới chân đê đã bị sóng đưa lên sát mặt đê. Nguy cơ vỡ đê là rất dễ nên chúng tôi phải di dân”.

Sóng biển dâng cao.
Ông Bùi Văn Dụ và bà Vũ Thị Hảo – người dân tại đây cho biết, sóng biển trùm qua nhà 2 tầng, một số phương tiện đi trên đê bị sóng biển đánh lật: “Theo dự báo là sóng biển ở đây chỉ cao 1,5 mét nhưng chúng tôi thấy sóng ở khu vực này phải cao tới hơn 5 mét. Nhà thì không đổ nhưng tan hoang hết cửa. Trận này khủng khiếp, không kịp xoay xở”.
“Tôi quá bất ngờ luôn vì nghe dự báo là Nam Định bị ảnh hưởng của bão nhưng không ngờ sóng dâng cao thế này, sóng đánh qua tầng nhà 2 luôn. Nói chung thiệt hại nhiều như bàn ghế, giường tủ, chăn ga, gối đệm thiệt hại hết” – bà Thảo cho biết.

Hiểm nguy rình rập.
Ông Phạm Đình Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cho biết: “Nam Định không phải trung tâm bão nhưng lại đúng vào triều cường lớn nhất trong năm, vào giờ lớn nhất trong ngày nên sóng đánh nhiều chỗ mất nửa thân đê rồi. Chúng tôi chỉ đạo việc đầu tiên là phải ứng trực kịp thời, di toàn bộ dân bị ảnh hưởng. Chỗ nào có thể khắc phục thì đưa đá xuống chống xói lở thân đê ngay. Tùy tình hình thực tế để ứng phó nhưng điều đầu tiên là đảm bảo tính mạng của bà con nhân dân”.
Từ khoảng 13 giờ chiều nay, sóng biển giảm dần nên chưa ghi nhận đoạn đê nào của tỉnh Nam Định bị vỡ. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão, nguy cơ đe dọa 91 km đê biển của tỉnh Nam Định vẫn còn hiện hữu./.
Mạnh Phương – Văn Hải/VOV – Trung tâm Tin
- 5 món ngon nổi tiếng ở Thành Nam
- Về Vạn Lộc thưởng thức món ngon từ chuột đồng
- Tên gọi kẹo Sìu Châu bắt nguồn từ đâu?
- Cười ngất với bí kíp chụp ảnh thẻ của học sinh Nam Định
- Đền Gin Nam Trực Nam Định
- Nói thêm về Dự án bệnh viện đa khoa 700 giường tại Nam Định
- Mâm cơm bề bề, tôm giá 33.000 khiến chị em tranh cãi nảy lửa
-
750 Thiên Trường Nam Định
-
Tập huấn báo chí về môi trường và biến đổi khí hậu
-
Phở chửi nổi tiếng Nam Định: Bán cho các sếp là chính
-
Làng Hành Thiện – 1 ngôi làng “cổ tích”
-
Chuyển đổi sinh kế, góp phần bảo vệ Vườn quốc gia Xuân Thủy
-
Hôm nay 3/2, khai hội chợ Viềng ở Nam Định
-
Làng cổ Bách Cốc – Vụ Bản Nam Định
-
Chùa Cả – Nam Định
-
Mãn nhãn với hang đá rực rỡ trong đêm tại Nam Định
-
Nam Định: Lùm xùm việc điều chuyển các tuyến xe về bến mới
-
Về chợ quê ven biển Nam Định ăn bề bề luộc
-
Đền Thánh Báo Đáp – Giáo Phận Bùi Chu
-
Đoàn xe SH trai xinh gái đẹp ‘đầu trần’ đi bê tráp bị CSGT thổi phạt
-
39 tuần lên bàn mổ, mẹ Nam Định choáng váng nhìn BS lôi ra cục tròn to như quả bưởi
-
Kẹo Sìu Châu – Văn Hóa Ẩm Thực Việt