5 năm trở lại đây, hơn 300 hộ dân xóm Bắc Giang, Cát Thành (Nam Định) chuyển hẳn sang nghề trồng hoa hồng cổ Sa Pa. Nhà ít thì vài chục gốc, nhà nhiều cả trăm gốc.
Nghề trồng hoa hồng đã mở ra hướng làm giàu mới cho người dân nơi đây với mức thu nhập bình quân vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng mỗi năm. Nhiều hộ gia đình có thu nhập 500-600 triệu đồng mỗi năm từ trồng hoa hồng mà không phải vất vả như trồng rau màu.
Người “đổi đời” cho bà con xóm Bắc Giang
Ông Nguyễn Văn Hiển, trưởng xóm Bắc Giang cho biết, xóm trước đây còn nhiều khó khăn, người dân chủ yếu trồng rau, chăn nuôi vài con gia cầm, gia súc, làm gì có thu nhập vài trăm triệu và đời sống khá như hôm nay.
Ông Hiển tiếp tục, nói không quá, xóm “đổi đời” như ngày hôm nay phải cảm ơn anh Đỗ Văn Sinh. Ông Hiển kể, năm 2014, trong một lần xem ti vi, anh Đỗ Văn Sinh thấy nhu cầu thị trường hoa hồng rất tốt, nhất là giống hồng cổ Sa Pa quý hiếm đang được trồng phổ biến trong xóm.
Tìm hiểu thì anh Sinh thấy, hồng cổ Sapa hội tụ nhiều ưu điểm mà các giống hoa hồng bình thường không có như vẻ đẹp kiêu sa, mùi thơm dịu, đặc biệt khi trổ bông rộ từ tháng 10 âm lịch đến tháng Tư âm lịch. Đây là loại hoa hiếm, ra hoa quanh năm, cây tán rộng, nhiều hoa, hoa nở hết cỡ có thể to bằng miệng bát ăn cơm. Hồng cổ Sapa còn dễ trồng, kháng bệnh tốt và ít bị sâu bệnh, thích hợp nhanh với thổ nhưỡng và khí hậu ở vùng đồng bằng.
Đặc biệt cây có giá trị kinh tế cao, có thể giúp gia đình anh có nguồn thu lớn. Với một cây nhỏ mới trồng, giá thành khoảng 600 nghìn đồng, đối với cây hồng đã lớn khoảng 3-4 năm tuổi có giá 4-5 triệu đồng, cây hồng 5-6 năm tuổi có giá 6-7 triệu đồng, những cây hồng có tuổi đời lâu hơn giá có thể lên đến 15 triệu đồng/cây. Thậm chí những cây lâu năm, gốc lớn, giá cả có thể dao động từ 70 đến hơn 100 triệu đồng/cây.
Vào những dịp Tết hay tháng giêng âm lịch, khi nhu cầu trang trí nhà tăng lên nhanh chóng, người trồng hoa có thể có doanh thu lớn. Những nhà vườn lớn có thể đạt doanh thu hơn 2 tỷ/năm từ hoa hồng cổ.
Tìm hiểu thêm qua sách báo, mạng internet anh Sinh học được cách chăm bón cho cây phát triển tốt, sai nụ, thắm hoa. Không phụ công người vất vả, ngay từ vụ ươm trồng những cây hồng giống đầu tiên anh đã được thương lái tự tìm đến mua. Tạo được uy tín nhờ chất lượng cây giống khỏe, bông to, đẹp, được cả hương lẫn sắc nên anh ngày càng nhận được nhiều đơn đặt hàng.
Không giữ cơ hội làm giàu cho riêng mình, anh Sinh chia sẻ với bà con, người dân xóm Bắc Giang cùng nhau giâm cành, hướng dẫn cách chiết ghép, chăm bón cây theo đúng quy trình kỹ thuật để sản phẩm đạt chất lượng cao hơn. Tuy nhiên đến thời điểm cả xóm trồng đồng loạt thì hoa hồng bắt đầu bị nhiễm bệnh.
Sẽ có hồng cổ Sa Pa thương hiệu của xóm Bắc Giang?
Thương bà con thôn xóm, không để mọi người phải rơi vào cảnh khó khăn, anh Sinh lại mầy mò, nghiên cứu. Tham khảo các cách chữa bệnh cho cây được giới thiệu trên mạng, sau đó anh nghiên cứu phương pháp không bón phân và cắt tỉa bớt cành, lá để cây khỏe tập trung nuôi thân, hạn chế bệnh phấn trắng. Trong quá trình nhân cấy giống, anh cũng đã nghiên cứu thay thế nguyên liệu chiết cành cho phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất.
Kỹ thuật này nhanh chóng được anh hướng dẫn chuyển giao cho bà con nhân dân trong xóm áp dụng thay cách chiết ghép cũ. Không dừng ở đó, anh Sinh còn nghiên cứu uốn tỉa, tạo thế cho cây để đa dạng sản phẩm. Khi thị trường cây hồng cổ ngày càng có nhiều người kinh doanh và cạnh tranh hơn, anh Sinh lại miệt mài tìm kiếm thị trường, tạo lối cho bà con cùng làm theo.
Cây hoa hồng đã mang lại sự sung túc trong mỗi mái nhà xóm Bắc Giang. Nhắc đến chuyện làm giàu từ hoa hồng, người dân xóm Bắc Giang đều nói “nhờ chú Sinh” mà có.
Anh Sinh tâm sự, hiện nay anh muốn tiếp tục nâng cao tay nghề cho tất cả các hộ dân trong xóm để mọi người cùng đa dạng hóa sản phẩm, từ cây đại, cây bụi đến hoa hồng một thân và hồng bonsai. Hồng cổ Sa
“Đồng thời chế biến các sản phẩm từ hoa hồng như nước hoa hồng, trà cánh hồng, nụ hoa hồng hay liên kết với các doanh nghiệp tiêu thụ hoa hồng để nâng cao giá trị cây hồng thành cây làm giàu của người dân xóm Bắc Giang giúp người dân gắn bó lâu dài với nghề trồng hoa hồng và xây dựng được một thương hiệu hồng cổ Sa Pa của xóm Bắc Giang, điều này sẽ mang lại một nguồn lợi đáng kể về kinh tế, theo đúng chủ trương của Nam Định về phát triển kinh tế nông thôn”, anh Sinh mong muốn.
Tất nhiên, để đạt được điều ấy, người dân xóm Bắc Giang rất cần có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện với sự hỗ trợ cần thiết về nguồn vốn vay, liên kết quảng bá giới thiệu sản phẩm của chính quyền các cấp.
Theo (enternews.vn)
- Ai là nàng công chúa “vượng phu ích tử” nhà Trần?
- Nhà Thờ Lớn TP.Nam Định
- Du khách nô nức về dự Lễ hội truyền thống đền Trần
- Chị cô dâu trong đám cưới ‘khủng’ 100 cây vàng ở Nam Định từng rước dâu bằng máy bay
- 6 ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH NỔI TIẾNG Ở NAM ĐỊNH
- Thảm hoa mười giờ ven đường quê nông thôn mới, giản đơn nhưng đẹp như tranh vẽ
- Sau 3 năm dân mạng càng ngỡ ngàng với nhan sắc của “Hot girl PTTM“
- Tìm hiểu hương vị bánh cuốn làng kênh Nam Định
- Nam Định: Nghi ngờ có sắp xếp trong vụ phát hiện dòi trong thức ăn
- Nam Định: Lợi dụng lòng tin, 2 mẹ con “nữ quái” lừa đảo hàng chục tỷ đồng
- Chủ cửa hàng điện thoại ở Nam Định bị đập phá cung cấp thông tin bất ngờ
- Huyện Hải Hậu: Dấu ấn 30 năm đổi mới
- Thi thể cô gái dưới cống nước ở Nam Định: Tìm thấy laptop của nạn nhân trong nhà nghi can
- Hoa gạo Thành Nam
- Lạ lẫm món cá khoai nấu rau bớp Nam Định mát lành
- Xe khách Thanh Phong chạy trái tuyến, tùy tiện đón trả khách dọc đường
- Sốt xuất huyết ở Nam Định đang ở mức báo động
- Đặc sản Nam Định trong thơ ca
- Nam Định: Xe bồn tông người phụ nữ bán rau tử vong rồi lao xuống kênh
- Tàu hỏa ”ủi” văng xe tải tại Nam Định, lái xe may mắn thoát chết
- Lễ Thánh Đaminh, ngày hội của ân sủng
- CLIP: “Rợn người” tay không bắt 15 con rắn cạp nong ở Nam Định