Lo thế hệ học sinh sau này không có cơ hội được chứng kiến vật dụng sinh hoạt của người Việt cổ, tiếc những đồ vật có giá trị đang bị biến thành đồng nát, cô Khiếu đã chắt bóp đồng lương hưu đi tìm kiếm sưu tầm đồ vật cũ.
Và bây giờ một khuôn viên bảo tàng 5.000 m2 sống động với rất nhiều hiện vật đã được dựng lên tại làng Bỉnh Di, xã Giao Thịnh (Giao Thủy, Nam Định), trở thành “địa chỉ” cho học sinh và cho tất cả những ai muốn nghiên cứu về đời sống của người Việt xưa.
Sinh năm 1955 tại huyện Xuân Trường (Nam Định), sau khi tốt nghiệp ĐH Sư phạm Hà Nội, cô Ngô Thị Khiếu về công tác tại trường cấp 2 xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy. Chồng cô cũng là một thầy giáo, sau đó lên đường đi bộ đội xây dựng Trường Sa và vùng biên giới. Cô Khiếu theo chồng, lúc miền Nam, miền Trung, rồi đi biên giới hải đảo. Sau bao năm đi khắp nơi, vợ chồng cô trở ra Hà Nội công tác đến tuổi về hưu.
Cô Khiếu chia sẻ, cách đây vài năm, tình cờ trên đường đi chợ bắt gặp mấy chị đồng nát mua được rất nhiều đồ đồng thời xưa với giá sắt vụn… Hỏi ra mới biết tất cả đều mua về rồi đập bẹp ra đem đi chế biến ở các lò đồng nát. Nếu cứ đà này thì chẳng mấy chốc những đồ dùng cổ sẽ bị mất đi theo thời gian, và sau này con cháu muốn xem cũng chẳng có. Từ đó cô Khiếu góp đồng lương hưu hàng tháng rồi bắt đầu đi mua… đồng nát.
Được sự hậu thuẫn của chồng nên cô dày công đi khắp mọi nơi tìm kiếm. Ban đầu cô cũng chỉ nghĩ sưu tầm đồ vật này rồi cất giữ tại gia đình cho con cháu và bạn bè xem thôi chứ chưa nghĩ đến chuyện sẽ làm bảo tàng để trưng bày đồ vật. Nhưng sau thấy có nhiều đồ nên cô muốn lập một bảo tàng. Nhiều người biết cô sưu tập để làm bảo tàng đã tự nguyện liên lạc mang đồ cũ tới nhà biếu.
Riêng cô Khiếu hễ có người giới thiệu ở đâu có đồ vật là lại lên đường đi mua, có chuyến thuận lợi nhưng cũng không ít chuyến gian nan. Cô Khiếu nhớ lại kỷ niệm một chuyến đi về Thái Bình: “Lần đó được giới thiệu có người ở Thái Bình đang giữ mấy đồ cổ bằng đồng quý hiếm nên tôi tìm đường về tận nơi để hỏi mua. Chuyến đi trúng vào hôm cơn bão đổ bộ vào Thái Bình và Nam Định. Đến bến xe Thái Bình rồi thấy trời mưa to và gió mạnh nhưng vì hăng quá tôi nên vẫn liều thuê xe ôm chở đi. Đói rét, người ngấm nước mưa cả ngày nhưng khổ nỗi tìm về đến địa chỉ đó thì họ lại vừa bán đồ vật cho một anh mua gom đồng nát. Sau chuyến đó tôi bị một trận ốm nặng…”.
Năm 2010, một lần vợ chồng cô Khiếu được chính quyền xã Giao Thịnh mời về dự lễ khai giảng tại trường mầm non. Thấy trường còn thiếu nhiều thứ, các cháu thiếu khu vui chơi giải trí, đồ dùng học tập…, cô Khiếu chợt nảy ý định xây dựng một bảo tàng bao gồm cả thư viện ở chính nơi đây. Cô sẽ mang hết kho sách của vợ chồng sưu tầm bao năm và số “đồng nát” tại gia đình trưng bày thành bảo tàng để giúp đỡ học sinh mai sau có cơ hội học tập tìm hiểu.
Ý tưởng của cô Khiếu được chồng hưởng ứng. Vợ chồng cô tới gặp lãnh đạo xã Giao Thịnh và UBND huyện Giao Thủy. Khi đó có khu đất cạnh trường mầm non rộng 5.000 m2 hoang hóa bạc màu được cô Khiếu chọn thầu với giá đất nông nghiệp là hơn 200 triệu đồng. Ban đầu người ngoài chưa biết cứ tưởng cô thuê làm kinh doanh nên xì xào bàn tán, về sau biết được việc làm của cô ai cũng ủng hộ.
Sau khi thuê đất, cô Khiếu bắt tay ngay vào việc khởi công xây dựng khu bảo tàng vào năm 2011. Cô thiết kế 5 kiểu nhà, tái hiện 5 giai đoạn hình thành và phát triển của đất nước, của quá trình phát triển nông thôn Việt Nam, và đặc biệt là tái hiện đời sống người dân Bắc Bộ. Các hiện vật được trừng bày gồm cày, cuốc, đòn gánh, cối xay, cối giã gạo, chày giã vừng, nơm cá, bếp tro quanh cái kiềng 3 chân… Một ngôi nhà được thiết kế theo mô hình bảo tàng trưng bày hàng nghìn đồ vật liên quan đến văn hóa đồng quê như 200 mâm đồng, nồi đồng hơn 200 cái (2 tấn), đèn đồng các loại hơn 100 cái, ấm đồng hơn 100 bộ, cùng hàng nghìn đồ vật là sành sứ có niên đại hàng trăm năm.
“Có những dụng cụ tuy đơn giản nhưng đến nay gần như trong nhân dân không còn nữa. Ví dụ cái cối xay gạo thời xưa. Để có được những cái này thì phải cất công đi khắp các vùng quê, hỏi thăm nhiều người thì mới sưu tầm đủ bộ”, cô Khiếu nói. Trong ngôi nhà này còn có thư viện trưng bày hơn 2.000 đầu sách ở nhiều lĩnh vực trong đó có những quyển sách thuộc loại quý mà kể cả ở các thư viện lớn đều không có. Đây sẽ là thư viện để học sinh ở làng quê ngày ngày tìm tới học bài, nghiên cứu tài liệu.
Ngoài ra trong khuôn viên bảo tàng còn được thiết kế con kênh nhân tạo uốn lượn chảy quanh, bên cạnh là những “vựa lúa” cùng với hàng trăm loại cây quý, từ cây thuốc nam, cây ăn quả cho đến những loài cây có nguy cơ tuyệt chủng như cây cậy, cây vối… Phía góc sau của bảo tàng còn có những hầm chữ A tái hiện nơi trốn bom đạn của người dân thời chiến tranh… Tất cả chi phí, số vốn đầu tư cho dự án xây dựng bảo tàng của cô Khiếu dự kiến tới vài tỷ đồng và đều do vợ chồng cô bỏ ra.
Điều làm cô Khiếu vui nhất là từ khi dự án của cô được khởi công đến nay, nhiều người tìm về hỏi thăm và tặng thêm các kỷ vật, đồ dùng, sách vở. Hiểu được tấm lòng của cô, một tốp thợ xây nổi tiếng ở vùng quê Nam Định từng tham gia xây dựng Trường Sa năm xưa đã tự nguyện đến làm công không, giúp cô xây dựng bảo tàng. Dự kiến vào đầu tháng 12 này bảo tàng làm lễ khánh thành giai đoạn 1, và đến năm 2013 sẽ hoàn thành.
- Chợ Viềng Nam Định năm có một phiên
- Kỳ bí ngôi làng “hình cá chép” độc nhất Việt Nam
- Nam Định: Tòa nhà cao ngất ngưởng bỏ hoang giữa lòng thành phố
- Khiếp sợ cảnh xem bóng đá Nam Định chẳng kém gì Nigeria
- Về nhà người yêu quê Nam Định chơi và cái kết bất ngờ…
- Muối – ‘vàng trắng’ của người dân Bạch Long, Nam Định
- Giao thủy: Nuôi con tiền tỷ: Đeo kính cho loài chim ‘đẻ’ lãi như ‘máy in tiền’
- CA Nam Trực (Nam Định): Triệt phá ổ bạc bằng hình thức xóc đĩa
- Nam Định cấm tàu thuyền ra khơi từ 13h ngày hôm nay
- Bí thư Tỉnh đoàn Nam Định được phân công làm Bí thư huyện uỷ
- Nam Định ra công điện khẩn phòng chống bão số 11
- Đền Trần, cướp phết, hội Gióng sẽ văn minh hơn?
- Nam thanh niên lái xe “ba tỷ tư” đùa giỡn với hiểm nguy
- Những công trình có kiến trúc đặc trưng nhất tại Nam Định
- Chàng trai Nam Định làm giàu từ muối
- 5 CSGT rượt bắt thanh niên phóng xe bạt mạng trên đường
- Đại biểu Quốc hội: Nhiều đàn ông bị vợ đánh, hắt hủi
- Hình ảnh cô gái “mặc như không mặc” trên chuyến xe khách Hà Nội – Nam Định khiến nhiều người phải đỏ mặt quay đi
- Thành phố Nam Định ra quân mở đợt cao điểm vận động toàn dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các loại pháo
- Nam Định: Chủ tịch UBND xã Yên Lợi bị “tố” sử dụng bằng giả để thăng tiến?
- Gã “thư sinh” Nam Định khiến trùm Năm Cam câm lặng, phải nhượng đất cắt phần
- Khám phá Cầu Ngói Và Lễ hội Quần Anh xã Hải Anh – Hải Hậu – Nam Định