
Sách cổ được phát hiện dưới chân tượng Phật. Ảnh: Giáo dục và Thời đại
Nam Định: Mới đây, trong khi hạ giải để kiến thiết ngôi chùa cổ bậc nhất làng Trà Lũ xưa thuộc tỉnh Nam Định, người dân đã vô tình phát hiện cuốn kinh Di Đà vô cùng quý giá.
Chùa Cổ thuộc xóm 7, xã Xuân Bắc. Theo một số cao niên, từ khi khai sinh làng Trà Lũ thì ngôi chùa này đã là nơi thờ Phật chung của 3 xã Xuân Bắc, Xuân Phương, Xuân Trung. Từ khi xây dựng, trải qua biến cố thăng trầm nên ngôi chùa không còn giữ được nhiều hiện vật để có thể nằm trong tài liệu di tích lịch sử chính thống.
Chùa cổ có từ lâu nên cũng đã hư hoại, xuống cấp. Năm Tự Đức thứ 34 (1881) có cơn bão lớn, chùa đổ nát chỉ còn trơ lại nền. Liền đó, làng xã đã họp bàn, thành lập hội mang tên Hội Khuyến Thiện, hợp sức cùng với thôn Trà Lũ Bắc huy động nhân dân đóng góp xây dựng lại ngôi chùa.
Qua tư liệu, dịch giả Đỗ Trác cho rằng, chùa cổ được xây dựng lần đầu vào khoảng giữa thế kỷ 18, đầu thời vua Lê Cảnh Hưng (1740 – 1780). Khi làng Trà Lũ đã tương đối trù phú, các cụ xây dựng đền Thần, thứ đến chùa cổ, mãi sau này mới xây dựng đình làng và xây mới chùa Bắc ở ngoài trung tâm xã (trước đó là bãi cửa sông Hà Khẩu ngập nước). Chùa Trung Xuân Bắc được xây dựng lớn vào thời kỳ cuối thế kỷ 18 sang đầu thế kỷ 19 mới xong.
Mới đay, khi ngôi chùa cổ được hạ giải để kiến thiết, người dân vô tình phát hiện cuốn kinh dưới chân Phật. Tuy nhiên, vì không ai biết chữ nho nên cũng không quan tâm lắm liền để cuốn kinh ngoài đống gạch.
Cho đến khi ban trị sự chùa cổ kiểm kê tài sản, đồ thờ mới phát hiện cuốn kinh và mời một số nhà nghiên cứu tìm hiểu. Sau khi các chuyên gia xác định đó là cuốn kinh Di Đà cổ quý giá có một không hai, ban trị sự cắt cử nhau trông coi báu vật này.
Theo một số nhà nghiên cứu, cuốn kinh Di Đà được sao in từ bản gốc của chùa Kim Liên (Tây Hồ – Hà Nội). Trước đó, ngôi chùa cổ cũng chịu chung số phận bị đốt phá sau thời kỳ khởi nghĩa thất bại của Phan Bá Vành chống triều đình nhà Nguyễn. Cuốn kinh có thể do vị sư hoặc tín đồ nào đó tiến cúng.
Theo quan sát, chữ trong sách cổ được viết trên giấy dó, bìa bồi cậy nên rất cứng, các nét chữ vẫn rõ ràng. Đây được xem là cuốn kinh cổ được bảo quản, giữ gìn lành lặn nhất.
- “Hot girl dao kéo” Nam Định đẹp lúng liếng với áo dài xuân
- Câu chuyện mang bầu ở Thụy Điển của mẹ Việt 8X tạo cảm hứng sống cho hàng ngàn bà mẹ đơn thân
- Đến xem quán phở chửi vẫn nườm nượp khách Nam Định
- Ngôi nhà số 7 Bến Ngự – Tp.Nam Định
- [Photo] Trải nghiệm vẻ hoang sơ của sông nước ngập mặn Vườn Quốc Gia Xuân Thủy Nam Định
- Màn rước dâu đặc biệt mùa mưa lũ của cặp đôi 9X Nam Định gây sốt
- Nữ sinh đại học Sư phạm Sài Gòn sở hữu vòng eo con kiến gây sốt MXH
-
Vụ con ruồi trong chai nước ngọt: Tuyên ông Minh 7 năm tù
-
Nghẹt thở phút ôm con nhỏ đối mặt 6 đối tượng cầm hung khí “nóng” ở Nam Định
-
Mẹ nhảy lầu tự tử khi đưa con 4 tuổi đuối nước vào bệnh viện Nhi Nam Định cấp cứu
-
Công an lên tiếng vụ tài xế và phụ xe khách bị bắn trọng thương
-
Nhân viên dọn vệ sinh quê Nam Định dâm ô bé gái kêu oan tại tòa
-
Thực phẩm bẩn tiếp tục hoành hành tại khu công nghiệp X – TP.Nam Định
-
Nhà thờ gỗ không dùng đinh ở Nam Định
-
Giáng sinh lộng lẫy nơi xứ đạo ven biển Nam Định
-
Hoa hậu Kỳ Duyên cùng Hồ Quang Hiếu, Phan Anh tiết lộ dự định Tết 2016
-
Đã tìm thấy cô gái nhảy cầu Đò Quan tự tử ngày 26/06/2016
-
Kẹo Dồi Nam Định – Ngọt ngào hương vị tuổi thơ
-
Đền Lựu Phố – Di tích lịch sử Quốc gia
-
Nam Định: Vừa bước ra từ quán ăn, nam thanh niên bị nhóm đối tượng đâm gần đứt đôi thận trái
-
Nam Định: Làm cơm cháy ngon từ xôi nếp thừa
-
Thiếu tiền chơi ma túy, 9x cướp ô tô người cùng thôn