Chỉ riêng tại châu Á, đến cuối năm 2017 đã có gần 70 nghìn nhà hàng Nhật. Việc đáp ứng đủ gạo cho nhóm nhà hàng này mang đến cơ hội cho chính các doanh nghiệp Nhật.

Ảnh: Reuters
Xu thế này cũng giúp cho nhiều người dân châu Á được hưởng thức gạo Nhật chất lượng cao mà không phải trả cái giá siêu đắt cho hàng nhập khẩu, giống như nhiều người Trung Quốc hiện nay đang làm.
Giữa tháng 11/2017, Ofukuro Tei, một nhà hàng Nhật ở Hà Nội, bắt đầu bán gạo giống Nhật nhưng được trồng ở Việt Nam bởi nhà sản xuất gạo Nhật có tên Ajichi. Ba loại gạo này có tên Akisakari, Koshihikari và Hanaechizen được bán với giá 500 yên tức khoảng 100 nghìn cho 2kg, bằng một nửa so với giá gạo Nhật nhập khẩu.
Công ty nông nghiệp Ajichi đến từ tỉnh Fukui của nước Nhật. Công ty đã bắt đầu canh tác gạo Nhật tại Việt Nam từ mùa xuân năm ngoái. Công ty hợp tác với một công ty Việt Nam để thành lập ra công ty liên doanh có tên Inakaya chuyên sản xuất các sản phẩm lúa gạo. Công ty Inakaya trồng lúa tại một khu vực nông nghiệp thuộc tỉnh Nam Định, cách Hà Nội khoảng 100km về phía Đông Nam.
CEO của công ty Nhật Ajichi, ông Takenori Ito, đến Việt Nam hàng tháng để kiểm tra chất lượng đất và phương pháp canh tác gạo. Đồng thời, khá nhiều quản lý ở Việt Nam cũng có cơ hội sang thăm nông trại của công ty ở Fukui.
Trồng lúa gạo ở Việt Nam không hề đơn giản, công ty Ajichi cũng đối diện với nhiều vấn đề, ví như chất lượng hạt gạo không được đồng đều do thời tiết giữa Việt Nam với Nhật khác biệt. Tuy nhiên, theo khẳng định của ông Ito, vấn đề này không phải quá lớn bởi về căn bản người dân địa phương đã biết trồng lúa rồi, vậy nên việc dậy họ trồng lúa theo kiểu Nhật không hề khó khăn.
Từ mùa hè năm ngoái, công ty Ajichi đã tăng mạnh diện tích trồng lúa gạo tại Việt Nam từ 1,5 hecta lên 10 hecta và bắt đầu bán hàng tại Việt Nam. Ông Ito cho biết công ty muốn sử dụng thương hiệu và uy tín của gạo Nhật để thâm nhập thị trường Việt Nam. Công ty đặt mục tiêu mỗi năm sản xuất 10 nghìn tấn gạo và có doanh thu đạt 2 tỷ yên.
Khi mà ngày một nhiều người tiêu dùng châu Á yêu thích các sản phẩm Nhật, ngày một nhiều các công ty nông nghiệp và chế biến thực phẩm Nhật muốn mở rộng sản xuất gạo tại các nước châu Á.
Tính đến cuối năm 2017, tại châu Á có 69.300 nhà hàng Nhật, con số tăng gấp đôi so với năm 2015, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật.
“Gạo của công ty Ajichi rẻ và có chất lượng tốt hơn so với gạo nhập khẩu từ Nhật. chúng tôi sẽ sử dụng gạo của công ty này cho các nhà hàng của chúng tôi”, quản lý của nhà hàng Nhật Ofukuro Tei, ông Keiichi Miyata, cho biết.
Nông dân trồng lúa ở nhiều vùng của Nhật đang cố gắng xuất khẩu gạo với sự hỗ trợ của chính phủ Nhật. Tuy nhiên khi xuất vào Việt Nam, gạo Nhật thường có giá cao gấp 4 đến 5 lần so với gạo được sản xuất tại Việt Nam. Chính vì vậy, hoạt động xuất khẩu gạo không thể tăng trưởng nhanh.
Theo nhận xét của giáo sư tại đại học Kyushu, ông Shoichi Ito, hiện nay không có đủ gạo Nhật để có thể đáp ứng cho nhu cầu của các nhà hàng Nhật khắp thế giới, chính vì vậy việc trồng lúa ở nước ngoài có thể coi như một lựa chọn hợp lý cho cả bên cung cấp gạo và bên tiêu thụ gạo.
Và không chỉ ở Việt Nam, tại Philippines, một loại gạo có tên Echigo cũng đang được sản xuất. Loại gạo này có đặc điểm protein thấp chuyên dùng cho những bệnh nhân thận. Tỷ lệ protein của loại gạo này thấp hơn đến 10% so với gạo bình thường.
Nhà sản xuất loại gạo này đến từ tỉnh Niigata của Nhật. CEO của công ty gạo này đã chuyển hẳn sang sống ở Philippines để có thể giám sát dự án trồng lúa gạo. CEO Kiyosada Egawa chia sẻ: “Tại châu Á ngày một nhiều bệnh nhân mắc bệnh thận, họ không thể ăn được loại gạo có lượng protein quá cao, chính vì vậy, sản phẩm gạo của chúng tôi đang có ngày một nhiều khách hàng. Công ty có kế hoạch xuất khẩu gạo sang Thái Lan và nhiều nước khác.
Tháng 8/2017, công ty Alpha Food tỉnh Shimane của Nhật cũng đang nghiên cứu thị trường ở Ấn Độ để tính đến khả năng thâm nhập thị trường này. Các sản phẩm gạo mà công ty muốn sản xuất ở Ấn Độ sẽ sử dụng công nghệ mới được hỗ trợ bởi Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA).
Tuy nhiên, không phải ai cũng ủng hộ việc doanh nghiệp Nhật ra nước ngoài trồng lúa. Giám đốc bộ phận nghiên cứu tại viện nghiên cứu toàn cầu Canon, ông Kazuhito Yamashita, cảnh báo về những khó khăn khi doanh nghiệp trồng lúa ở nước ngoài: “Gạo Nhật có vị ngon đặc trưng bởi nó được trồng trong điều kiện khí hậu, đất đai ở Nhật. Nếu trong môi trường khác, gạo Nhật sẽ không thể giữ được vị đặc trưng đó. Nếu xu thế trồng gạo ở nước ngoài ngày một phổ biến, nó sẽ làm ảnh hưởng đến đến thương hiệu.”
TRUNG MẾN( bizlive.vn)
- Khai ấn đền Trần Nam Định bắt nguồn từ đâu?
- Độc đáo cá nướng úp thau tại Nam Định
- Xuân Trường : Hạnh phúc cuối đời của bà cụ đồng nát
- Đăng ảnh vòng 1 lấp ló, fan xôn xao Kỳ Duyên mới nâng ngực
- Mê mẩn vườn hoa mười giờ rực rỡ ven sông của chàng trai học kiến trúc mê hoa
- Điện lực Nam Định lý giải hóa đơn tiền điện ‘sốc’ của vợ chồng già
- Ngắm nhà thờ bị biển nuốt chửng có 1-0-2 tại Nam Định
-
Cô gái Ý Yên, Nam Định bị bắt khi rao bán 138kg pháo ở cổng chợ
-
Nam Định: Cháu bé tử vong bất thường tại bệnh viện sau khi sinh
-
Mỹ Lộc, Nam Định: UBND xã Mỹ Phúc có tiếp tay cho nạn “chặt chém” du khách?
-
Điều Tra vụ phát hiện ma túy tại nhà ga tàu hỏa Nam Định
-
Virus lạ xuất hiện tại Nam Định không phải là virus dịch tả lợn Châu Phi
-
Top 10 địa danh nổi tiếng ở Xuân Trường- Nam Định
-
Nam Định: Cố vượt ngang đường sắt, xe hoa 12 chỗ bị tàu đâm
-
Nam Trực: Mất đất, mất nhà vì cả tin
-
Gần 1/3 diện tích của Thái Bình và Nam Định có thể bị nhấn chìm do nước biển dâng
-
Thiên Trường Nam Định – Hùng thắng Đông Kinh hộ ấn vàng
-
Những sợi tơ vàng óng ánh của Thành Nam
-
Nam Định: Cứu sống bệnh nhân bị đâm thủng tim
-
Làng xưa Nam Định – P.3
-
Nam Định: Làng có nhiều cha, con cùng là giáo sư
-
Bão số 3: Nam Định, Thái Bình khẩn trương phòng, chống bão