Luật sư Vi Văn Diện – Đoàn luật sư TP Hà Nội cho rằng vụ việc vay hàng tỷ đồng rồi cắt đứt liên lạc với chủ nợ có dấu hiệu hình sự và đủ điều kiện để khởi tố.
Như đã thông tin trong bài viết: “Nam Định: Khốn đốn vì người quen vay hàng tỷ đồng rồi bỏ trốn?” về việc vợ chồng ông Nguyễn Văn Dũng và bà Đặng Thị Lan Phương bị nhiều người tố vay số tiền lớn rồi bỏ đi khỏi địa phương cắt đứt liên lạc với chủ nợ đã 5 năm nay.

Luật sư Vi Văn Diện – Giám đốc Công ty luật Thiên Minh (Ảnh: seatimes.com.vn).
Trái ngược với quan điểm của công an huyện Nam Trực, luật sư Vi Văn Diện – Giám đốc Công ty luật Thiên Minh (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng vụ việc vợ chồng ông Nguyễn Văn Dũng và bà Đặng Thị Lan Phương vay hàng tỷ đồng rồi cắt đứt liên lạc với chủ nợ đã 5 năm là có dấu hiệu hình sự và đủ điều kiện để khởi tố.
Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Đình Cẩn – Phó trưởng Công an huyện Nam Trực, cho biết trước khi rời địa phương vợ chồng Dũng – Phương đã làm giấy tuyên bố phá sản và giấy tạm vắng.
Tuy nhiên, theo Luật sư Vi Văn Diện Căn cứ vào Điều 5 Luật Phá sản 2014 quy định về người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, những người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì trường hợp gia đình vợ chồng Dũng – Phương là công dân bình thường, vay tiền và tài sản của nhiều người, không thuộc những chủ thể có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nên bà không có quyền được làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Giấy xác nhận vay tiền nhiều lần có chữ ký của vợ chồng ông Nguyễn Văn Dũng và bà Đặng Thị Phương.
Trên quan điểm pháp luật, có thể thấy vợ chồng Dũng – Phương có thể có được tài sản một cách hợp pháp thông qua hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản. Sau khi có tài sản, không thực hiện cam kết như trong hợp đồng mà bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản, hoặc không còn khả năng trả lại tài sản. Bởi vậy, hành vi bỏ trốn, cắt đứt liên lạc với chủ nợ suốt 5 năm có dấu hiệu cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Do tổng giá trị tài sản đã vay của nhiều người lên đến hơn 3 tỷ đồng, nên căn cứ theo khoản 4 Điều 139 BLHS 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì vợ chồng Dũng – Phương có thể bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân”.

Căn nhà cũ của vợ chồng Dũng – Phương trước khi bỏ đi khỏi địa phương.
Việc Công an huyện cho rằng đây là án dân sự không có dấu hiệu hình sự nên không khởi tố là không đúng với quy định của pháp luật”.
Vậy dựa trên quan điểm luật pháp, việc vợ chồng ông Nguyễn Văn Dũng và bà Đặng Thị Lan Phương sau khi vay số tiền lớn đã bỏ khỏi địa phương, cắt đứt liên lạc với chủ nợ đã 5 năm là có dấu hiệu hình sự, đủ điều kiện để khởi tố nhưng tại sao phía Công an huyện Nam Trực lại chỉ cho rằng đây là vụ án mang tính dân sự? Một công dân bình thường tại sao có thể làm thủ tục tuyên bố phá sản và xin giấy tạm vắng để rời khỏi địa phương khi đang có đơn tố cáo?
Câu trả lời xin dành cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan và phía Công an huyện Nam Trực.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin!
Đức Thiện/KD&PL
-
Bất ngờ với số lượng lợn chết do dịch lở mồm long móng ở Nam Định
-
Bộ đội Biên phòng tỉnh Nam Định với công tác “Đền ơn đáp nghĩa”
-
Yên bình xứ đạo Hải Hậu bên bờ biển
-
Độc đáo nghệ thuật múa Sơn Quân – Trực Ninh Nam Định
-
Linh thiêng của ngôi chùa Cổ Lễ – Trực Ninh Nam Định
-
Nam Định: Mong người dân không quay lưng với thịt lợn
-
Áp thấp nhiệt đới gần bờ cách Nam Định – Thanh Hóa khoảng 210km
-
Những kỷ vật thời chống Pháp của Nhà máy Dệt Nam Định
-
Nam Định: Điều tra, truy bắt nhóm côn đồ hành hung dã man lái, phụ xe khách
-
Phố cổ thành Nam
-
Cồn Vẽ, mảnh đất phất như cồn
-
Thưởng thức bản rap chan chứa tình cảm “Nam Định trong tôi”
-
Cầu Đò Quan Nam Định trở thành nơi tự tử từ khi nào ?
-
Nam Định chật vật vụ mùa do phải gieo cấy lại nhiều lần
-
Đào móng xây kho bạc Nhà nước Nam Định, tá hỏa thấy 90 bộ hài cốt