Nguồn gốc ông Công ông Táo bắt nguồn từ đâu không phải ai cũng biết.
Hằng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người dân Việt Nam lại chuẩn bị mâm cơm cúng tiễn ông Táo về trời với nhiều tên gọi khác nhau Tết Táo Quân, Tết ông Công. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ông Công ông Táo là ai, vì sao lại có ngày ông Công ông Táo?Bắt nguồn từ một một sự tích
Trao đổi với PV, TS.Trần Hữu Sơn, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho biết, trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần: Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.
Nguồn gốc ông Công ông Táo bắt nguồn từ vùng bách Việt với tích kể lại rằng Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau, nhưng mãi không có con. Vì vậy, dần dà Trọng Cao hay kiếm chuyện xô xát dằn vặt vợ.
Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì quá ân hận, nhưng vợ đã bỏ đi xa rồi. Day dứt và nhớ quay quắt, Cao lên đường tìm kiếm vợ.
Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Tình cờ, Trọng Cao tìm xin ăn đúng nhà của Nhi, nhằm lúc Phạm Lang đi vắng. Nhi sớm nhận ra người hành khất đúng là người chồng cũ. Nàng mời vào nhà, nấu cơm mời Cao. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Nhi sợ chồng nghi oan, nên giấu Cao dưới đống rạ sau vườn.
Chẳng may, đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Nhi lao mình vào cứu Cao ra. Thấy Nhi nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa.
Thượng đế thương tình thấy 3 người sống có nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp (ông Công), người chồng cũ là Thổ Địa (ông Táo) trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa.
Táo Quân có vai trò ngăn chặn xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.
Cũng theo TS.Trần Hữu Sơn, để tỏ lòng biết ơn, người dân sắm lễ vật cúng Táo Quân gồm có: mũ ông công ba cỗ hay ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà).
Bên cạnh đó, người Việt bày mâm cỗ mặn, bánh kẹo, rượu, trầu cau, hoa quả, quần áo vàng mã… đặc biệt, không thể thiếu cá chép. Bởi cá chép là một phương tiện để ông Công ông Táo cưỡi, bay về trời báo cáo công việc trong gia đình của một năm cũ vào ngày 23 tháng Chạp.
Sau khi báo cáo, đến đêm Giao thừa, Táo quân lại trở về trần gian để trông coi việc bếp lửa của mỗi nhà.
Cúng ông Công ông Táo vào giờ nào là tốt nhất?
TS Trần Hữu Sơn cho biết, theo quan điểm dân gian, các gia đình thường cúng ông Công ông Táo vào đúng ngày 23 tháng Chạp thì ngày nay, do bận rộn nhiều công việc mà mỗi gia đình tự lựa chọn cách cúng Táo Quân khác nhau.
Cũng theo TS.Trần Hữu Sơn, quan niệm dân gian cho rằng, từ 11h – 13h là giờ Ngọ và đây thời điểm các thần quy tụ để chuẩn bị về trời.
Tuy nhiên, hiện nay do ngày 23 tháng Chạp có khi vào đúng ngày gia đình đi làm hết không kịp chuẩn bị thì giờ chuẩn nhất để cúng ông Công ông Táo là từ 7h sáng đến 21h tối ngày 22 tháng Chạp.Không nhất thiết phải cúng ông Công, ông Táo vào lúc giữa trưa, mà có thể cúng vào bất kỳ lúc nào thuận tiện và được trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian, công việc của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.
Nếu gia chủ vì vướng bận công việc quan trọng thì cũng nên hoàn thành việc cúng ông Công ông Táo trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Nếu cúng muộn quá, ông Công ông Táo sẽ không kịp giờ để các thần lên thiên đình.
Theo Diệu Thu (Dân Việt)
- Làng xưa Nam Định – P.3
- Du lịch tâm linh Nam Định: Ngôi chùa có tượng đá xanh lớn nhất Việt Nam
- Xinh đẹp và sexy đã đành, loạt mỹ nhân này còn có học vấn ‘khủng’ bác bỏ định kiến ‘chân dài não ngắn’
- Lễ hội bơi trải truyền thống của làng Đỗ Xá – Điền Xá – Nam Trực – Nam Định
- 10x Nam Định đa tài, gây thương nhớ vạn ánh nhìn với nụ cười rạng rỡ
- Yên Tiến gìn giữ không gian văn hoá truyền thống
- Tốt nghiệp ĐH loại giỏi ngành tài chính ngân hàng, cô gái Nam Định vẫn bị loại khi xin việc vì “nghề này đòi hỏi bạn lúc nào cũng là người sai”
- Khó xử lý đối tượng giang hồ khoe ‘của quý’ tại trạm BOT
- Hai ‘hảo hớn’ cầm dao quậy tưng trụ sở công an lãnh án tù
- Nam Định: Xe tải mất lái đâm vào hiệu thuốc bên đường
- Nam Định: Kỳ quái người đàn ông 35 năm nuôi móng tay, vợ phải đút cho ăn
- Vừa ra tù về tội hiếp dâm lại cùng người tình đi cướp xe ôm
- Xôi xíu và phở bò áp chảo nổi tiếng ở Nam Định
- Giải oan cho 11 người con nghi bỏ rơi mẹ già nằm liệt giường ở Nam Định
- Nam Định: 48 công nhân phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm
- Một phụ nữ tự tử không thành tại cầu đò quan Nam Định
- Đá quý, mâm đồng trong phiên chợ Viềng lúc nửa đêm
- Sôi động lễ hội mừng Tết Độc lập tại Nam Định
- Liều lĩnh cầm dao, súng ép hai thiếu nữ thuê trọ làm ‘gái dịch vụ’
- Giang hồ Nam Định dùng súng bắn người lĩnh 14 năm tù
- Dùng clip ‘nóng’ tống tiền bạn gái 100 triệu đồng
- Làng cổ Nam Định đánh chuông đón Năm mới