Từ khi có thông tin các trường chuyên sẽ bỏ “cấm thi”, bé Trần Ngọc Linh, lớp 5 (phường Vị Xuyên, Nam Định) phải căng mình học. Thậm chí, ngày cuối tuần, em cũng phải chạy sô học thêm mấy ca.
Ngọc Linh học giỏi nhưng không xuất sắc. Em khá môn Toán nhưng lẹt đẹt môn Tiếng Anh. Những năm trước, các trường chuyên bị cấm thi nên cơ hội vào trường chuyên THCS Trần Đăng Ninh (Nam Định) của Linh không nhiều.Thế nhưng, khi biết thông tin các trường chuyên có thể sớm được phép tuyển sinh bằng việc xét tuyển và kiểm tra năng lực, em đã bị mẹ ép học ngày học đêm để có thể bước chân vào trường chuyên danh tiếng đó
Để đạt được mục tiêu đó, em phải nỗ lực để có giải trong kỳ thi học sinh giỏi thành phố, tỉnh. Ngày nào, em cũng bị mẹ “ốp” học. Mỗi tối, em phải hoàn thành hàng chục bài tập Toán nâng cao, làm văn và gấp rút học tiếng Anh để theo kịp các bạn. Cuối tuần, dù không phải đến trường nhưng Ngọc Linh hầu như không có thời gian chơi vì em phải chạy sô 3 ca trong ngày.
Vào dịp sát kỳ thi học sinh giỏi, Ngọc Linh mờ mắt vì học thuộc các môn Sử – Địa, mẹ kiểm tra liên tục. Nhiều sự kiện nhớ nhớ quên quên, em bị mẹ mắng xối xả bởi ngày thi đã đến gần. Ngọc Linh càng mệt mỏi khi suốt ngày phải gánh những áp lực từ mẹ.
Kết thúc kỳ thi học sinh giỏi thành phố, những tưởng Ngọc Linh sẽ được xả hơi nhưng ngay lập tức em phải trở lại “guồng quay học tập”. Bởi, mục tiêu lớn nhất mà mẹ đặt ra là Linh phải thi đỗ vào trường THCS Trần Đăng Ninh và em không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc cặm cụi học ngày đêm.
Để thực hiện mục tiêu của mẹ, Ngọc Linh hầu như phải từ bỏ tất cả thời gian vui chơi của mình. Bởi, ngay cả thời gian ra chơi ở trường, em cũng phải tranh thủ làm bài tập cô giao về nhà. Áp lực học tập khiến bạn bè không còn nhìn thấy hình ảnh hoạt bát của Ngọc Linh, thay vào đó là hình ảnh cô bé luôn ngồi ở ghế cúi đầu học bài hoặc ngủ gục trên bàn vì mệt mỏi. Có những tiết học, em không thể chú ý nghe giảng vì… kiệt sức.Nếu học giỏi xuất sắc, nếu học lực thật vững vàng thì Ngọc Linh cũng không đến nỗi “lao lực” như vậy. Nếu mẹ em chấp nhận việc cho em học ở trường bình thường, đúng với khả năng của con thì em cũng không phải quá mệt mỏi với việc học như vậy.
Mẹ Linh không biết rằng, việc đỗ vào trường chuyên là quá sức với em, việc học ở trường chuyên cùng với các bạn giỏi hơn cũng sẽ khiến em sẽ mệt nhoài với việc “chạy” để đuổi kịp các bạn. Nếu cứ ép con “chạy” như vậy, liệu có tốt cho con? “Ép con ngồi nhầm lớp” có khác nào “tra tấn” con?
Theo Nhật Minh
(Phụ nữ Việt Nam)
- Trung Thu Tại Nam Định – Có nên đổi mới ?
- 82 Đặc sản, Món ăn tại Nam Định
- Con gái đại gia Nam Định tổ chức đám cưới trong lâu đài giờ ra sao?
- Ngắm cây sanh giá triệu USD có nguồn gốc từ Nam Định
- Tại Sao Nam Định Là Dân 2 Ngón?
- CĐV CLB Nam Định mến Hải Phòng như anh em nhờ mại dâm ở Quất Lâm và Đồ Sơn?!
- Yên bình xứ đạo Hải Hậu bên bờ biển
- Tâm sự nghẹn đắng của mẹ nữ sinh lớp 11 mất tích ở Nam Định
- Sở GD&ĐT Nam Định xây dựng Cổng thông tin điện tử theo mô hình tập trung
- Lễ hội đền Trần 2016 sẽ phát ấn vào lúc 5 giờ 30 phút
- Một ngày ở làng nghề đúc tượng đồng “Hưng Đạo Đại Vương”
- Cha mẹ lơ là, bé trai 2 tuổi bị kéo cắm ngập vào tai
- Nam Định: 94 thí sinh bỏ thi môn Vật lý
- Nam Định: Tàu hàng đâm thuyền đánh cá: Chồng sống sót, vợ tử vong
- NÓNG: Tòa tuyên án Đoàn Thị Hương 3 năm 4 tháng cho tội danh mới, có cơ hội được trả tự do ngay tháng sau
- Nam Định là điểm sáng trong việc xây dựng Chính phủ điện tử
- Độc đáo chợ nón xã Nghĩa Châu Nam Định
- Hé lộ về đại gia Nam Định sở hữu trạm thu phí Tasco Quảng Bình
- Nam Định cảnh báo nguy cơ sốt xuất huyết từ bệnh nhân ngoại lai
- Xác nhận tìm thấy xác 1 nạn nhân về vụ việc 3 nam sinh bị mất tích tại biển Nam Định
- Công an xã ở Nam Định chạy xe máy ngược chiều, chặn đầu ô tô đòi xem giấy tờ
- Ông chủ đánh đập nhóm nữ phục vụ quán karaoke vì làm thêm giờ