Chợ hoa đêm ở Thành Nam

Chợ hoa đêm ở Thành Nam

Đến Nam Định lần nào cũng vội. Lần này, chúng tôi cũng chỉ dừng chân khoảng 36 giờ trước khi ra Sân bay Nội Bài để về lại phương Nam. Thời gian tuy không nhiều nhưng chúng tôi cũng kịp tham quan những khu phố cổ, viếng mộ thi sĩ Trần Tế Xương, thưởng thức những món ẩm thực độc đáo, đặc biệt là thưởng lãm chợ hoa đêm ở Thành Nam.

Những gánh hàng hoa tươi rực rỡ trên đường phố Nam Định

Rảo một vòng TP.Nam Định, tôi và những người bạn đồng hành từ Đồng Nai không khó lắm để nhận thấy Thành Nam là nơi bán rất nhiều hoa tươi. Dân Nam Định chơi hoa không thua kém Hà Nội, Sài Gòn.

* Rực rỡ sắc hoa trên đường phố

Một người bạn (quê Nam Định) đi cùng tôi không giấu vẻ tự hào: “Ở đất Thành Nam này hầu như nhà nào cũng thích cắm hoa, cho dù ngày thường hay lễ, tết. Ngày rằm, mùng một, nhiều nhà thường đặt gói hoa hoặc đĩa hoa ngũ sắc trên bàn thờ gia tiên; còn lễ khai trương, mừng sinh nhật thì toàn các loại hoa cao cấp kết thành tràng, giỏ lớn rất hoành tráng”.

Bên những shop hoa, hàng hoa, quầy hoa rực rỡ ven đường, tôi còn hết sức ấn tượng với hình ảnh những phụ nữ quê gánh hoa rong ruổi trên đường phố Thành Nam. Dáng vẻ tảo tần, một cụ bà tên Thêm đã 75 tuổi, nhà ở làng hoa Phù Long với hơn 40 năm gánh hoa bán dạo trong thành phố tươi cười cho biết: “Làm nghề bán hoa tươi kể cũng vui, tuy vất vả vậy đấy, nhưng cũng nuôi sống được cả gia đình”.

Hỏi ra mới biết, bà Thêm là một trong những bà lão gánh hoa bán dạo rất quen thuộc của cư dân trên nhiều con phố ở vùng đất văn hiến này. Nhìn những bà lão gánh hoa bán rong, tôi bất chợt nhớ đến hình ảnh tảo tần của người phụ nữ trong mấy câu thơ của Trần Tế Xương – nhà thơ người Nam Định: “Lặn lội thân cò khi quãng vắng/ Eo sèo mặt nước buổi đò đông”.

Làng hoa Phù Long (xã Nam Phong, huyện Nam Trực) cách trung tâm TP.Nam Định chỉ con sông Đào, nay đã có cầu Đò Quan kiên cố nối đôi bờ. Mỗi ngày có hàng trăm xe máy từ làng hoa Phù Long kìn kìn vượt cầu Đò Quan mang đủ loại hoa tươi vào phố Cột Cờ từ lúc nửa đêm. Hình ảnh mấy cụ bà ở Phù Long gánh hoa vượt đò vào lúc trời còn mờ sương như bà Thêm để kịp đem hoa tươi đến cho người thành phố cũng ngày càng ít dần.

Một điều khiến tôi khá bất ngờ khi biết được Nam Định có một chợ hoa đêm nổi tiếng cả miền Bắc. Chính vì vậy, 23 giờ đêm dù trời mưa lâm râm tôi vẫn rời khỏi khách sạn đi về chợ hoa đêm nằm giữa trung tâm TP.Nam Định.

* Đặc sắc chợ hoa đêm

Từng có mặt ở chợ hoa đêm Hạ Lũng (TP.Hải Phòng), chợ hoa đêm Pak Klong Tad ở thủ đô Bangkok (Thái Lan) nhưng tôi thấy chợ hoa đêm nằm trên phố Cột Cờ khác hẳn. Khu vực mua bán hoa trải dài trên đường Cột Cờ và Phạm Hồng Thái (thuộc phường Ngô Quyền, TP.Nam Định) rất nhộn nhịp và khá tấp nập với đủ loại xe máy, xe tải trong một không gian rực rỡ sắc hương với hàng trăm người mua, kẻ bán mà không náo nhiệt, ồn ào.

Dưới ánh đèn đường vàng vọt, với đèn pin gắn trên đầu hoặc cầm trên tay, người mua hoa (hầu hết là chủ buôn) nhìn giống như thợ hầm lò, mải mê tìm kiếm, săm soi những bó hoa chất đống bên vệ đường. Họ nhỏ nhẹ ngã giá rồi lặng lẽ bê mấy bó hoa đem ra xe hay tập kết lại chỗ riêng một cách rất mau lẹ, thành thục.

Với hàng trăm người bán, trong một không gian sực nức hương hoa, đa dạng sắc màu nhưng nếu tinh ý khách có thể thấy từng loại hoa như: cúc, trang, ly, hồng, hướng dương, thạch thảo, vàng anh… đều được bày bán theo từng khu vực cố định.

Bà Nguyễn Thị Hằng (ngụ xóm Tân Tiến, xã Mỹ Tân, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định) có trên 20 năm “ngồi chợ” hoa đêm Cột Cờ, cho biết thấy chợ họp từ tối đến tảng sáng hôm sau như thế nhưng thực tế đêm nào cũng tập trung thành 2 đợt. Đợt đầu từ 12 giờ 30 đến 2 giờ sáng, chủ yếu là bán buôn cho khách hàng ở huyện xa như: Hải Hậu, Giao Thủy, Ý Yên và các tỉnh, thành lân cận như: Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam, Thanh Hóa, Hải Phòng… thường “ăn hàng” bằng xe tải. Đợt thứ 2 từ 3 giờ 30 đến 4 giờ sáng, bán cho khách lẻ ở TP.Nam Định và vùng ven, mỗi khách thường mua khoảng chục bó (mỗi bó 50 bông), chở bằng xe máy.

Ông Nguyễn Anh Văn, thường trực Ban quản lý chợ hoa đêm phố Cột Cờ, cho biết vài năm trở lại đây, sau khi cầu Đò Quan bắc qua sông Đào nối liền TP.Nam Định với 2 huyện Nam Phong và Mỹ Lộc, thương lái đến tận ruộng để mua hoa, nên người đến chợ giảm bớt rất nhiều. Nay, ngày thường chỉ còn khoảng 100 người bán, ngày rằm, mùng một lên khoảng 200 người; nhưng bù lại là chủng loại hoa ở chợ hoa đêm Cột Cờ ngày nay phong phú, đa dạng hơn và dịp cuối tuần hoặc ngày lễ, người đi chợ hoa đông hơn, mới 20-21 giờ, chợ hoa đêm đã nhóm họp, kéo dài đến 6-7 giờ sáng mới tan.

Trong lúc dạo quanh chợ hoa, tôi chuyện trò với ông Bùi Ngọc Viết, chủ một hàng hoa cao cấp, được giới thiệu là người đầu tiên đưa hoa lay-ơn, salem, đồng tiền, hồng Pháp, tulip, lan Hồ Điệp, lan Vũ Nữ, hồng môn… từ Đà Lạt về bán tại chợ hoa đêm Cột Cờ. Sau gần 5 năm “lấy đêm làm ngày” ở phố Cột Cờ, vợ chồng ông Viết sắm được chiếc xe bán tải 1,5 tấn để đi Đà Lạt thu mua các loại hoa cao cấp đem về “phổ biến” ở Thành Nam. Thấy hoa xứ lạnh hút khách, một số chủ hàng hoa có “máu mặt” ở Cột Cờ làm theo, đã nhanh chóng đa dạng hóa mặt hàng hoa của chợ hoa đêm Cột Cờ có truyền thống lâu đời ở Nam Định.

Giống như nhiều du khách khác, trắng đêm lang thang giữa muôn hồng ngàn tía với hương thơm bãng lãng mà không hề mua một cành hoa nào, tôi cảm nhận thêm được một phần thú vị trong cuộc sống về đêm của Nam Định – một thành phố lớn ở đồng bằng sông Hồng – đang vươn lên hiện đại nhưng vẫn bảo tồn được nét văn hiến cổ xưa.

Bùi Thuận (Dưới ánh đèn đường vàng vọt, với đèn pin gắn trên đầu hoặc cầm trên tay, người mua hoa (hầu hết là chủ buôn) nhìn giống như thợ hầm lò, mải mê tìm kiếm, săm soi những bó hoa chất đống bên vệ đường. Họ nhỏ nhẹ ngã giá rồi lặng lẽ bê mấy bó hoa đem ra xe hay tập kết lại chỗ riêng một cách rất mau lẹ, thành thục.

Với hàng trăm người bán, trong một không gian sực nức hương hoa, đa dạng sắc màu nhưng nếu tinh ý khách có thể thấy từng loại hoa như: cúc, trang, ly, hồng, hướng dương, thạch thảo, vàng anh… đều được bày bán theo từng khu vực cố định.

Bà Nguyễn Thị Hằng (ngụ xóm Tân Tiến, xã Mỹ Tân, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định) có trên 20 năm “ngồi chợ” hoa đêm Cột Cờ, cho biết thấy chợ họp từ tối đến tảng sáng hôm sau như thế nhưng thực tế đêm nào cũng tập trung thành 2 đợt. Đợt đầu từ 12 giờ 30 đến 2 giờ sáng, chủ yếu là bán buôn cho khách hàng ở huyện xa như: Hải Hậu, Giao Thủy, Ý Yên và các tỉnh, thành lân cận như: Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam, Thanh Hóa, Hải Phòng… thường “ăn hàng” bằng xe tải. Đợt thứ 2 từ 3 giờ 30 đến 4 giờ sáng, bán cho khách lẻ ở TP.Nam Định và vùng ven, mỗi khách thường mua khoảng chục bó (mỗi bó 50 bông), chở bằng xe máy.

Ông Nguyễn Anh Văn, thường trực Ban quản lý chợ hoa đêm phố Cột Cờ, cho biết vài năm trở lại đây, sau khi cầu Đò Quan bắc qua sông Đào nối liền TP.Nam Định với 2 huyện Nam Phong và Mỹ Lộc, thương lái đến tận ruộng để mua hoa, nên người đến chợ giảm bớt rất nhiều. Nay, ngày thường chỉ còn khoảng 100 người bán, ngày rằm, mùng một lên khoảng 200 người; nhưng bù lại là chủng loại hoa ở chợ hoa đêm Cột Cờ ngày nay phong phú, đa dạng hơn và dịp cuối tuần hoặc ngày lễ, người đi chợ hoa đông hơn, mới 20-21 giờ, chợ hoa đêm đã nhóm họp, kéo dài đến 6-7 giờ sáng mới tan.

Trong lúc dạo quanh chợ hoa, tôi chuyện trò với ông Bùi Ngọc Viết, chủ một hàng hoa cao cấp, được giới thiệu là người đầu tiên đưa hoa lay-ơn, salem, đồng tiền, hồng Pháp, tulip, lan Hồ Điệp, lan Vũ Nữ, hồng môn… từ Đà Lạt về bán tại chợ hoa đêm Cột Cờ. Sau gần 5 năm “lấy đêm làm ngày” ở phố Cột Cờ, vợ chồng ông Viết sắm được chiếc xe bán tải 1,5 tấn để đi Đà Lạt thu mua các loại hoa cao cấp đem về “phổ biến” ở Thành Nam. Thấy hoa xứ lạnh hút khách, một số chủ hàng hoa có “máu mặt” ở Cột Cờ làm theo, đã nhanh chóng đa dạng hóa mặt hàng hoa của chợ hoa đêm Cột Cờ có truyền thống lâu đời ở Nam Định.

Giống như nhiều du khách khác, trắng đêm lang thang giữa muôn hồng ngàn tía với hương thơm bãng lãng mà không hề mua một cành hoa nào, tôi cảm nhận thêm được một phần thú vị trong cuộc sống về đêm của Nam Định – một thành phố lớn ở đồng bằng sông Hồng – đang vươn lên hiện đại nhưng vẫn bảo tồn được nét văn hiến cổ xưa.

Bùi Thuận ( baodongnai)


TOP