Ai đã từng uống bia hơi hẳn sẽ vẫn nhớ chiếc cốc rẻ tiền màu xanh với những bọt khí còn sót lại đầy trong nó. Chiếc cốc cứ đi bên bia hơi ngày này qua ngày khác, từ thuở còn xếp hàng mua bia bằng tem phiếu cho đến giờ khi bia đã có thể uống cả ‘bom’ mà chẳng cần chờ đợi.
Có lẽ những người ‘nghiện’ cái món bia hơi nhất cũng ít khi biết được những chiếc cốc mình đang uống được sản xuất từ đâu.
Ngược về phía Nam hơn một trăm cây số về tỉnh Nam Định nơi có làng nghề thủy tinh Xối Trì (xã Nam Thanh), đó là nơi những chiếc cốc xanh rẻ tiền được sinh ra bởi bàn tay khéo léo của những thợ thủ công lành nghề.

Người thợ thủ công đứng bên lò lửa nóng hàng nghìn độ C để lấy thủy tinh vào đầu ống thổi (còn gọi là tán)
Nhưng rồi thời huy hoàng của thủy tinh thủ công cũng biến mất, thủy tinh Trung Quốc rẻ hơn, mẫu mã cũng đa dạng dần chiếm lĩnh thị trường, thứ còn lại để người dân tiếp tục giữ nghề chỉ là chiếc cốc uống bia rẻ tiền và mẫu mã không đẹp.
Từ làng nghề thủy tinh thì nay cả Xối Trì chỉ còn được ba hộ gia đình theo nghiệp.

Những chiếc quạt công suất lớn được chế thêm máy phun sương nhưng cũng chẳng thấm vào đâu với cái nóng nghìn độ đang tỏa ra từ lò luyện
Công việc ‘sơ chế’ nguyên liệu này thường được dành cho phụ nữ, nghe có vẻ nhẹ nhàng nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro khi những mảnh thủy tinh vỡ bắn vào mắt hoặc làm đứt tay chân.
Công đoạn cho thủy tinh vào lò vẫn được làm bằng tay, những người thợ xúc mảnh thủy tinh và đổ trực tiếp qua cửa lò.
Quá trình luyện thủy tinh mất 6 tiếng, trong thời gian đó, than đá liên tục được đưa vào giữ nhiệt độ lò khoảng 1800 độ C để đảm bảo thủy tinh nóng chảy đủ chất lượng

Công việc sơ chế nguyên liệu thường dành cho phụ nữ, trung bình một ngày được trả công từ 100-150 ngàn đồng một người.

Quá trình này trông tưởng chứng rất dễ những lại đòi hỏi người thợ phải đạt trình độ rất cao, hơi thổi phải đều đặn sao cho thủy tinh giãn ra vừa đúng bằng chiếc cốc.
‘Sai một li đi một dặm’ những chiếc bị hỏng khi thổi được bỏ đi và chờ lần nấu chảy tiếp theo.

Thủy tinh được lấy bằng ổng ra ngoài và được người thợ thổi thủ công. Công đoạn này đòi hỏi người thợ phải rất khéo léo, hơi bằng miệng phải đều đặn để chiếc cốc có được hình dạng và độ dày chính xác

Chiếc bếp duy trì cốc ở nhiệt độ nóng chảy nhất định để mép được định hình cho hết sắc cạnh, miệng cốc được bo tròn sau đó đưa ra ngoài ủ tro. Công đoạn ủ tro giúp cốc hạ nhiệt từ từ tránh bị nứt vỡ.

Loại bếp ga đặc biệt có nhiệt độ rất cao giúp người thợ có thể cắt mép cốc một cách dễ dàng



Chiếc cốc rẻ tiền thứ chẳng ai muốn làm thành ra thủy tinh Xối Trì vẫn theo và có được chỗ đứng.
Những chiếc cốc không bóng bẩy nhưng lại gần gũi thân thương với người dân khắp nơi, nhiều khách uống bia còn cho rằng uống bia trong chiếc cốc làm ở Xối Trì ngon hơn, thú vị hơn những chiếc cốc kiểu mới bây giờ.

Những chiếc cốc vẫn hàng ngày lên xe đi khắp mọi nơi, đặc biệt là thủ đô Hà Nội nơi bia hơi đã trở thành thói quen khó bỏ của nhiều người. Hàng vạn chiếc cốc từ làng Xối Trì ra đi rồi mang lại cho những người chủ lò thủy tinh ở đây niềm tin nghề này sẽ mãi gắn bó với họ, giúp cuộc sống của họ khấm khá từng ngày.
Nhưng những người thợ thủ công ở đây đã sống bên nó suốt hàng chục năm từ đời này qua đời khác.
Cuộc sống của họ là những tháng ngày mưu sinh bên chảo lửa để thổi lên những chiếc cốc đã trở thành huyền thoại của những cửa hàng bia hơi ở khắp mọi nơi.

Nụ cười với đôi môi màu đen do quá trình thổi thủy tinh của người thợ già.
Nguồn: Thế Sơn – Baomoi.com
-
Cầu Ngói Chợ Lương – một trong ba cây cầu ngói đẹp nhất Việt Nam
-
Tín ngưỡng thờ Mẫu chính thức đón bằng vinh danh từ UNESCO
-
Thanh niên Nam Định ngồi quán nước dùng súng cao su bắn các xe lưu thông
-
Ý Yên (Nam Định): Cổng làng nằm trên đường, vì sao bị coi xâm phạm di tích?
-
Nam Định: Cảnh báo tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản HS
-
Nam Định: Đâm chết người rồi đưa vào bệnh viện cấp cứu
-
Sự thật bất ngờ đằng sau bức ảnh chú rể “nhây” hút hơn 13 nghìn lượt like trên MXH
-
Kẹo Sìu Châu Nam Định – Xuân có kẹo Sìu Xuân đượm sắc
-
Tai nạn giao thông nghiêm trọng ở cầu Tân Đệ Nam Định
-
Chùm ảnh: “Úp chậu” nướng cá ngày Tết ở Nam Định
-
“Vương quốc” hoa cúc vàng đẹp mê hồn ở Nam Định
-
Hàng nghìn học sinh Nam Định được khám và mổ mắt miễn phí
-
Nam Định: Chủ hụi ôm vàng bỏ trốn, cụ bà “gần đất xa trời” trắng tay
-
Nam Thành cảnh trí 40 phố phường
-
Độc đáo chợ nón xã Nghĩa Châu Nam Định