Chùa Bình A (xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) tên chữ là Phúc Khánh Tự. Chùa được bao bọc bởi cánh đồng lúa xanh mơn mởn được bồi đắp bởi con sông Đào hiền hòa.

Chùa Bình A mang kiến trúc của Phật giáo xứ Huế, có sự hòa lẫn với văn hóa xứ Kinh Bắc, tạo nên một nét chấm phá riêng của một ngôi chùa xứ Huế giữa vùng đất Bắc.
Chùa xưa vốn là một ngôi cổ tự, được xây dựng theo kiến trúc đình chùa miền Bắc với lối kiến trúc tiêu biểu là hình chữ Đinh bằng chất liệu gỗ, chạm khắc tinh xảo, bên cạnh Chùa là Đình đền thờ của làng phụng thờ “Ngài Triệu Quang Phục và Ngài Đức Tiên Bồng”. Vào năm Quý Mão 1963 do chiến tranh tàn phá, ngôi cổ tự hiện không còn.
Với tâm nguyện của dân làng Bình A có một nơi tâm linh thờ tự cầu nguyện cho dân làng, vào năm Giáp Tuất 1994 với sự đồng tâm hiệp lực của dân làng Bình A, cùng với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền sở tại đã xây cất lại một ngôi chùa nhỏ cách vị trí ngôi chùa cổ hơn 200m để làm nơi thừa tự Phật thánh. Do điều kiện kinh tế khó khăn nên chỉ có thể xây cất được ngôi Chùa, Đình, Mẫu nho nhỏ bằng chất liệu vôi và gạch nung để bà con đến hương khói cầu nguyện với tổng khuôn viên 1.200m2.
Năm Đinh Hợi 2007, dân làng hội đủ duyên lành thỉnh Đại đức Thích Nhật Khánh từ miền Trung xa xôi về đảm trách trụ trì hoằng dương chính pháp, chăm lo hương khói và hướng dẫn Phật tử tại địa phương tu học bái sám.
Tính đến năm 2018, Chùa được mở rộng lên 13000m2, toàn bộ tổn khuôn viên chùa với hơn nhiều công trình lớn nhỏ như Tam Bảo, Giảng đường, Trai đường, Lầu Quan Âm các, nhà Tăng, khách đường… Năm Tân Mão 2011, khởi công trùng tu Đại hùng Bảo điện. Đến năm Quý Tỵ 2013 thì được hoàn thành. Cùng với năm này, chính thức làm lễ đặt đá khởi công kiến tạo công trình lớn nhất trong toàn bộ hệ thống kiến trúc ở chùa là công trình bảo tượng Đức Phật A Di Đà bằng đá xanh tự nhiên cao 32m.
Tổng chiều cao của Tôn tượng tính từ bệ lên đỉnh đầu Phật là 32m (tính từ chân đài sen lên đỉnh đầu Phật là 20m). Pho tượng Đức Phật A Di Đà tượng trưng cho 32 tướng tốt của Đức Phật, tượng nằm bên tay trái của Chùa và được khởi công kiến tạo vào cuối năm 2013 trong dịp cắt băng khánh thành ngôi “Đại hùng bảo điện”.
Pho bảo tượng được thiết kế thành 02 phần riêng biệt đó là bệ tượng và bảo tượng nhưng nằm trong một tổng thể thống nhất hài hòa.
Khuôn mặt của bảo tượng hình trái xoan, mắt hé mở, trên đỉnh đầu có nhục kế nhô lên và tóc xoăn thành vòng theo chiều bên phải, tai dài gần chạm vai, cổ cao ba ngấn. Bảo tượng được tạo tác hình trong tư thế ngồi kiết già thiền định, vai rộng, thân dỏng, thế ngồi hơi hướng mình về phía trước, hai tay đặt ngửa trong lòng kết ấn thiền định với tay trái đặt lên tay phải, chân ngồi kiết già.
Thân bảo tượng được tạo hình mặc y quấn quanh mình rất tự tại, trên ngực có chữ Vạn. Đây cũng là biểu tượng của một trong ba hai tướng tốt của Đức Phật. Tượng Phật ngồi trên đài sen 3 lớp cánh hoa đang nở thể hiện cho sự thanh khiết. Dưới đài sen là bệ tượng thiết kế theo kiểu Bát giác tượng trưng cho “Bát chánh đạo” chạm trổ những bức phù điêu hình hoa sen và vân mây song nước. Ngoài ra trên bệ còn được chạm hình Phật A Di Đà, Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Đại Thế Chí hay còn gọi là “Tây Phương Tam Thánh”. Trong lòng bệ tượng được thiết kế thành 2 tầng riêng biệt nhằm phụng thờ “Vạn Phật”. Trên trần đắp vẽ các phù điêu hình chữ “Vạn”, hoa sen 8 cánh tượng trưng cho “bát chánh đạo”, bàn tay đỡ bánh xe pháp luân nói về bánh xe pháp và giáo lý của Đức Phật chuyển động không ngừng…
Hai bên bảo tượng là hệ thống 10 pho tượng gồm 6 pho tượng Phật Bồ Tát Quan Thế Âm, Bồ Tát Đại Thế Chí và 4 pho Tứ Thiên Vương cao 4m15 đá trắng nguyên khối kết hợp với những hàng cây xanh tạo nên một nét vẽ an tĩnh trong chốn thiền môn.
Ông Trịnh Thúc Huỳnh – Thường trực Hội đồng Xác lập Kỷ lục trao bằng xác lập Kỷ lục Tôn tượng Đức Phật A Di Đà bằng đá xanh tự nhiên lớn nhất Việt Nam đến Đại đức Thích Nhật Khánh – Trụ trì Chùa Bình A
Theo Đại đức Thích Nhật Khánh – Trụ trì Chùa Bình A, Tôn tượng được xây dựng hi vọng sẽ góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp cho địa phương, cũng như là nơi tâm linh để mọi người dân gửi gắm tâm nguyện, cũng như thập phương đến chiêm bái.
- Phì cười với clip nhép ‘Lạc trôi’ của học sinh Nam Định
- Một ngày ở đồng quê không muối Bạch Long
- Người đầu tiên ở Nam Định nuôi lợn sạch bằng thảo dược quy mô lớn
- Người đàn ông kỳ dị: Câu cá toàn dính xác chết và cuộc rình mò người ném hài nhi xuống sông
- Biến đất bỏ hoang thành trang trại lợn Tây thu cả tỷ đồng mỗi năm
- Xuân Trường: Nghị lực phi thường của “tỷ phú một tay”
- Lạ lẫm món cá khoai nấu rau bớp Nam Định mát lành
-
Khám phá Cầu Ngói Và Lễ hội Quần Anh xã Hải Anh – Hải Hậu – Nam Định
-
Bánh Dầy Vị Dương Nam Định
-
Nam Định: Xe máy đâm trực diện xe khách, 2 nam thanh niên tử vong
-
Những Món Ăn Vặt Vỉa Hè Ngon Rẻ Không Thể Bỏ Qua ở Nam Định
-
Yên bình xứ đạo Hải Hậu bên bờ biển
-
Nam Định dồn toàn lực gia cố, bảo vệ đê trước bão
-
Hải Hậu: Truy tìm người giúp việc bắt cóc bé trai 10 tháng tuổi
-
Nã ba phát đạn vào người đi qua cổng nhà
-
Nam Định: Vừa bước ra từ quán ăn, nam thanh niên bị nhóm đối tượng đâm gần đứt đôi thận trái
-
NÓNG: Điều tra nghi án dùng súng cướp tiệm vàng ở Nam Định
-
Nhà thờ Giáo xứ Trực Chính – Nam Trực Nam Định
-
Nam Định: Lễ hội truyền thống hoa- cây cảnh Vị Khê
-
Vụ truy sát đẫm máu tại Nam Định: Đã bắt được 2 đối tượng gây án
-
Nam Định: Lợi dụng lòng tin, 2 mẹ con “nữ quái” lừa đảo hàng chục tỷ đồng
-
Chàng trai Nam Định tự tin trước trận chung kết Olympia