Được nhà Trần thành lập năm 1262, Nam Định là một trong những thành thị lâu đời nhất Việt Nam. Trải qua gần tám thế kỷ tồn tại, nay chỉ còn rải rác một số di tích cũ, thành Nam – cách gọi trìu mến của người miền Bắc đối với thành phố này – vẫn gợi lên trong lòng du khách nhiều hoài niệm về một thời đã qua.
Ngay trung tâm thành phố là nhà thờ Khoái Đồng. Ban đầu nhà thờ có tên là Khoái Đồng, nhưng nhiều năm nay người Nam Định vẫn gọi chệch “khoái” thành “khói”, không biết là do ngại phát âm hay vì cái tên Khoái Đồng nghe thơ mộng hơn. Đây là một thánh đường lộng lẫy, có kiến trúc cầu kỳ, được xây dựng ngay bên bờ hồ Vị Xuyên xanh mát, rộng lớn.
Cùng với Trường Saint Thomas (Trường THPT Nguyễn Khuyến bây giờ), nhà thờ Khoái Đồng là một trong những công trình kiến trúc thời Pháp thuộc đẹp nhất tại TP. Nam Định.Tuy nhà thờ đã xuống cấp nhưng với nhiều người dân thành Nam, Khoái Đồng vẫn là biểu tượng của thành phố quê hương. Từ đây đi bộ về phía phố cổ, du khách sẽ gặp những ngôi nhà xây từ đầu thế kỷ.
Ghé vào một hàng nước, chuyện trò với các cụ già, du khách sẽ biết những tên phố Nam Định ngày xưa, nào Bến Nứa, Hàng Cau, Hàng Dầu, nào Máy Chai, Vải Màn… Nay hầu hết tên phố đã thay đổi, chỉ còn đọng lại trong tâm trí người dân về thành phố dệt sầm uất một thời.
Vào thời nhà Trần, thành phố Nam Định là trung tâm đô thị lớn thứ hai của cả nước, chỉ sau Thăng Long. Nhiều công trình kiến trúc của hoàng tộc đã được xây dựng tại đây. Còn lại tương đối nguyên vẹn cho đến nay là chùa Phổ Minh, được nhà Trần xây dựng vào năm 1262, ở phía Tây cung Trùng Quang của các vua Trần (cách trung tâm thành phố Nam Định bốn cây số về hướng Bắc). Đã qua nhiều lần tu bổ nhưng chùa vẫn còn giữ được nhiều dấu tích nghệ thuật đời Trần.
Trong chùa có tượng vua Trần Nhân Tông khi nhập niết bàn và nhiều tượng Phật mang tính thẩm mỹ đặc sắc của người Việt cách đây gần mười thế kỷ. Nổi bật nhất trong chùa là tháp Phổ Minh – một kiến trúc tiêu biểu thời Trần, cũng còn khá nguyên vẹn.
Tháp được xây vào năm 1305, cao khoảng 17 mét, gồm 14 tầng. Nền tháp và tầng thứ nhất xây bằng đá, những tầng còn lại phía trên xây bằng gạch. Tầng nào cũng trổ bốn cửa vòm cuốn, giữa các tầng là gờ mái…
Tầng tháp thứ nhất đặt trên bệ đá, có hai lớp cánh sen, lớp dưới chúc xuống, lớp trên ngửa lên đỡ lấy tháp hình vuông, mỗi cạnh rộng hơn năm thước. Bệ và tầng thứ nhất có những hình chạm nông trên mặt đá như hoa lá, sóng nước, mây cuốn, đặc trưng cho phong cách trang trí thời nhà Trần. Mặt ngoài những viên gạch ở các tầng trên được trang trí hình rồng.
Ra khỏi chùa là nhìn thấy ruộng đồng xanh tươi, bát ngát của các làng quê ngoại thành. Đến bên sông Đào đang chầm chậm chảy qua thành Nam, du khách chợt cảm thấy nhịp sống của thành phố lâu đời bậc nhất Việt Nam sao mà êm đềm, phẳng lặng thế.
Theo: Dulichvn.org
- [Giao Thủy] Chuyện ở làng vợ bé
- 5 món ngon nổi tiếng ở Thành Nam
- Đời sang trang của cô gái Nam Định xấu xí hoá thành mỹ nhân
- Nữ sinh FPT được mệnh danh ‘bông hồng có gai’ trên sàn đấu Vovinam
- Trăn về ‘ngự’ tại ngôi đền ở Nam Định, mặc khua chiêng gõ trống vẫn ‘mắc võng nằm chầu’
- Nam Định: Ông “Trạng non” hai lần đánh giặc bằng bút
- Nam Trực: Làng nghề khăn xếp độc nhất vào vụ Tết
-
Doanh nhân Thành Nam “thăm hỏi và san sẻ cùng những người vô gia cư”
-
NSND Nguyễn Quang Vinh được bổ nhiệm quyền Cục trưởng cục Nghệ thuật biểu diễn
-
Đặc sắc trống hội cà rùng ở Hải Hậu
-
Nghề làm bún của làng Phong Lộc Tây
-
“Ngáo đá”, con trai sát hại cha mẹ trong đêm rúng động Nam Định
-
Độc đáo nghệ thuật múa Sơn Quân – Trực Ninh Nam Định
-
Công Viên Tượng Đài Cố Tổng Bí Thư Trường Chinh
-
Giang hồ Nam Định: Giấc mộng bá chủ Bến xe Miền Đông của Minh “lâu đài”
-
Tìm hiểu thành phố Nam Định ‘xưa và nay’
-
Thi thể cô gái dưới cống nước ở Nam Định: Tìm thấy laptop của nạn nhân trong nhà nghi can
-
Video toàn cảnh Hải Hậu qua Flycam (2/9/2016)
-
Nam Định: Bị container cuốn vào gầm, nam thanh niên 9X tử vong tại chỗ
-
Làng nghề đúc đồng Ý Yên – Nam Định
-
Bão số 3 khiến hơn 700ha lúa mùa của Nam Định chìm trong nước
-
Xét xử lưu động cựu nhân viên cướp 2,2 tỉ đồng ở trạm thu phí Dầu Giây