Nam Định: Lùm xùm việc điều chuyển các tuyến xe về bến mới

Nam Định: Lùm xùm việc điều chuyển các tuyến xe về bến mới

Việc điều chuyển các tuyến xe đang khai thác tại huyện Giao Thủy, Nam Định thời gian qua có nhiều bất cập khiến nhiều dư luận quan tâm.

Thời gian vừa qua, việc điều chuyển các tuyến xe đang đóng lệnh tại Bến xe Giao Thủy về đóng lệnh tại Bến xe Quất Lâm đang có nhiều bất cập khiến nơi “ăn không hết”, nơi “lần chẳng ra”.

Theo tìm hiểu của PV, ngày 22/4/2016, Sở Giao thông vận tải tỉnh Nam Định đã ra văn bản số 804/SGTVT-QLTVPTNL về việc quy hoạch tuyến vận tải hành khách tại Bến xe Quất Lâm đã đề nghị với UBND huyện Giao Thủy chỉ đạo Phòng Công thương phối hợp với các bế xe trên địa bàn trong công tác dự báo nhu cầu đi lại của nhân dân, đề xuất quy hoạch tuyến vận tải hành khách phù hợp, căn cứ vào điều kiện đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội tịa địa phương, dự kiến xây dựng giờ xe xuất bến và hành trình chạy xe tại Bến xe khách Quất Lâm.

Trước mắt khuyến khích các đơn vị vận tải hiện đang có xe khai thác trên địa bàn thị trấn Quất Lâm và khu vực lân cận xây dựng phương án, đăng ký thai thác tuyến chuyển dần xe về khai thác tại Bến xe khách Quất Lâm. Đồng thời đề nghị Sở GTVT báo cáo Bộ Giao Thông vận tải điều chỉnh lưu lượng quy hoạch các tuyến và thực hiện từ năm 2017 theo hướng các xe xuất bến theo khu vực bến xe.

Thế nhưng, hơn một năm qua, vụ việc này đâu lại vào đó, bến xe khách Quất Lâm vẫn vắng như “chùa bà đanh”. Theo quy hoạch, sẽ có khoảng 60 xe khách đang khai thác tại các xã và khu vực thị trấn Quất Lâm sẽ được đưa về bến xe khách Quất Lâm khai thác và đóng lệnh xuất bến thay vì đóng lệnh tại Bến xe Giao Thủy như hiện nay.

Bến xe Quất Lâm vắng như “chùa bà đanh”.

Theo quan sát của PV, tại bến xe khách Quất Lâm “vắng như chùa bà đanh”, hầu như không có xe nào đậu trong bến mà thay vào đó, các xe khách lại đậu ngoài đường xung quanh khu vực bến xe Quất Lâm. Để lý giải việc này, lãnh đạo bến xe Quất Lâm cho rằng những xe đó đang hoạt động trên địa bàn bến xe Quất Lâm quản lý nhưng bến xe không được quyền quản lý do các xe đang đóng lệnh xuất bến tại Bến xe khách Giao Thủy. Nhiều lần, bến xe Quất Lâm cho rằng phía mình đã nhiều lần gửi văn bản lên UBND huyện Giao Thủy, Sở Giao thông vận tải Nam Định đề nghị chỉ đạo các doanh nghiệp có số xe hoạt động trên địa bàn thị trấn Quất Lâm và phạm vi địa bàn bến xe khách Quất Lâm quản lý xây dựng phương án, đăng ký thai thác tuyến với Bến xe khách Quất Lâm.

Ngoài ra, cần phải nói thêm, theo văn bản số 804/SGTVT-QLTVPTNL của Sở Giao thông vận tải tỉnh Nam Định ra ngày 22/4/2016 có đề nghị UBND huyện Giao Thủy chỉ đạo Phòng Công thương tham mưu, tổ chức hội nghị thông nhất về vận tải hành khách trên địa bàn. Thế nhưng, từ đó đến nay, Phòng Công thương chưa tổ chức hội nghị để giải quyết vấn đề nêu trên. Điều này, khiến nhiều người nghĩ rằng ở đây có lợi ích nhóm hay phải chăng bến xe giao thủy phải có sự can thiệp của ngành?

Để tiếp tục tìm hiểu vụ việc này, PV đã liên hệ với Sở Giao thông vận tải tỉnh Nam Định. Trao đổi với PV, ông Nguyễn Xuân Thao, Trưởng Phòng quản lý vận tải phương tiện người lái – Sở Giao thông vận tải Nam Định cho biết, phía Sở chỉ cấp phép đến bến thôi chứ điều chuyển là do doanh nghiệp tự lên phương án điều chuyển chứ Sở không bắt được. Bến xe Quất lâm được quy hoạch đến năm 2030, sau này sẽ lớn mạnh lên.

Các xe khách thi nhau đậu ngoài đường quanh khu vực bến xe Quất Lâm mà không chịu vào bến.

“Bến xe Quất Lâm ra sau thì từ từ sẽ đông, thậm chí chúng tôi dừng quy hoạch trên này để tạo điều kiện cho dưới đó. Việc các xe đỗ ngoài khu vực bến xe Quất Lâm mà không vào bến, phía Sở đã kiểm tra và xử phạt. Xe họ đỗ ở đó là chỗ nhà họ để chông coi”, ông Thao cho biết.

Theo Sở Giao thông vận tải Nam Đinh, trước mắt khuyến khích các đơn vụ vận tải hiện đang có xe khai thác trên địa bàn thị trấn Quất Lâm và khu vực lân cận xây dựng phương án, đăng ký khai thác tuyến, chuyển dần xe về khai thác tại Bến xe khách Quất Lâm. Theo phê duyệt quy hoạch 43 tuyến từ Bến xe Quất Lâm di 22 tỉnh, thành phố trong cả nước nhưng mới có 18 tuyến đi 16 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trước thông tin này, ông Thao cho rằng phải từ từ các xe mới về (?).

Vì sao hơn một năm nay việc điều chuyển tuyến xe vẫn chưa thực hiện xong? Tại sao đến nay, UBND huyện, Phòng Công thương vẫn chưa tổ chức hội nghị thông nhất về vận tải hành khách trên địa bàn? Điều này khiến dư luận đặt câu hỏi về tính khách quan khi thực hiện việc quy hoạch tuyến vận tải hành khách sao cho phù hợp?

Trong một diễn biến khác tìm hiểu tại địa phương, PV nhận được nhiều thông tin liên quan đến việc chấp thuận nối dài tuyến hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định của Phòng Công thương huyện Giao Thủy.

Cụ thể, việc chấp thuận nối dài tuyến như thế nào, Phòng Công thương huyện Giao Thủy có quyền hạn đó hay không?, PV sẽ thông tin tới bạn đọc vào bài sau.

Nguồn: conglyxahoi.net.vn


TOP