Thông tin mới đây nhất, huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) đã được Hội đồng thẩm định Trung ương họp, đánh giá, bỏ phiếu, xem xét và đồng ý đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện NTM năm 2017.
Còn 2 huyện Xuân Trường và Trực Ninh cũng đang hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đề nghị Bộ, ngành thẩm định.

Những ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát tại Nghĩa Sơn
Nghĩa Hưng là huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía tây nam của tỉnh Nam Định. Phía bắc giáp huyện Nam Trực, Ý Yên; phía nam giáp vịnh Bắc bộ; phía đông giáp huyện Trực Ninh, Hải Hậu; phía tây giáp huyện Kim Sơn, Yên Khánh của tỉnh Ninh Bình.
Về Nghĩa Hưng, đi tới đâu chúng tôi cũng cảm nhận rất rõ sự thay đổi diện mạo ở huyện thuần nông này. Theo ông Trần Trung Hiếu, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Nghĩa Hưng thì đó là kết quả của việc thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”.
Trong quá trình xây dựng NTM, huyện Nghĩa Hưng có một số thuận lợi như luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo tỉnh. Người dân cùng các doanh nghiệp hưởng ứng, đồng thuận, đoàn kết chung sức, chung lòng, tích cực tham gia xây dựng NTM.
Hệ thống giao thông thuỷ, bộ, kết cấu hạ tầng tương đối hoàn chỉnh nên khả năng giao lưu, liên kết kinh tế – xã hội với các huyện của tỉnh Nam Định và trong khu vực được nâng cao.
Sản xuất nông nghiệp, thủy sản liên tục tăng, từng bước xây dựng và tạo được thương hiệu cho một số nông sản địa phương (lúa đặc sản, cá bống bớp…) là điều kiện để phát triển sản xuất, đẩy mạnh xúc tiến thương mại và thị trường.
Đặc biệt, sự hình thành KCN Rạng Đông và khu kinh tế Ninh Cơ là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp đa dạng, nâng cao giá trị sản xuất, đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện nhanh hơn rất nhiều so với các giai đoạn trước.
Bên cạnh đó, ông Hiếu cũng chỉ ra một số khó khăn như địa hình huyện thấp và ở vị trí ven biển, cùng với tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu (thuỷ triều dâng, mặn lấn sâu, gió bão, ngập lụt…) gây tác động xấu đến phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là phát triển ngành nông nghiệp của huyện.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuy có nhiều tiến bộ, song tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế còn khá cao. Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thấp làm cho một bộ phận người dân không thực sự thiết tha SX, nhưng vẫn giữ ruộng; việc tích tụ ruộng đất cho SX hàng hoá tập trung quy mô lớn gặp nhiều khó khăn.
Về xã Nghĩa Lạc, tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự chuyển mình sau công cuộc xây dựng NTM. Nhà ở khang trang, sạch đẹp, điện, đường, trường, trạm được kiên cố hóa, đời sống nhân dân được nâng cao.
Theo ông Nguyễn Thái Vinh, Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lạc, từ khi có chủ trương xây dựng NTM, người dân địa phương đã tích cực tham gia đóng góp, hiến đất mở rộng đường. Đến nay đời sống của người dân đã được nâng cao, chất lượng cuộc sống ổn định hơn.

Bệnh viện Đa khoa huyện Nghĩa Hưng khang trang, sạch đẹp hơn
Bên cạnh đó, một số công ty đóng trên địa bàn đã giải quyết được việc làm cho hàng nghìn người dân. Cụ Nguyễn Thị Bé (80 tuổi) vui mừng bảo: “Mấy năm trở lại đây, đường xá được mở rộng, điện đường sáng loáng, người dân thoải mái đi lại. Tham gia xây dựng NTM, người dân cũng có nhiều cái mới hơn”.
Tại thị trấn Quỹ Nhất – một trong những đơn vị tiêu biểu trong xây dựng NTM của huyện. Nhờ sự đồng thuận của nhân dân, sự vào cuộc tích cực của các cấp ủy, chính quyền, nhiều tiêu chí khó trong xây dựng NTM đã được hoàn thành, nhiều con đường liên xóm, liên xã cũng đã được mở rộng. Bức tranh quê lại thêm bừng sáng, niềm vui lan tỏa từ khu trên xuống khu dưới. Năm 2013, thị trấn nhận quyết định chính thức và nhận bằng công nhận đạt chuẩn NTM của Chủ tịch UBND tỉnh.
Chỉ tay về con đường mới làm, anh Trần Văn Hiến (Khu 7, thị trấn Quỹ Nhất), một trong những người đã tự nguyện hiến đất làm đường chia sẻ, sau khi có chủ trương của UBND xã, gia đình anh cũng như hiều hộ dân khác đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đường giao thông nông thôn.
“Gia đình tôi đã hiến hơn 100m2 để làm đường. Mất đi một tí đất nhưng bù lại người dân có được con đường đẹp, vừa rộng, vừa thuận tiện cho việc đi lại”, anh Hiến vui mừng.
Sau 6 năm xây dựng NTM, đến nay huyện Nghĩa Hưng đã có 22/22 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, đạt 100%. Thu nhập bình quân đầu người tăng, năm 2010 đạt 11,74 triệu đồng/người tăng lên 39,8 triệu đồng/người năm 2017. Về tỷ lệ hộ nghèo, bình quân mỗi năm giảm từ 1,2 – 1,5%…
Theo Mai Chiến(nông nghiệp VN)
- Dân mạng phát sốt trước hot girl Nam Định có rãnh bụng siêu đẹp
- Nam Định: Đám cưới độc nhất vô nhị khi chú rể rước dâu bằng xuồng
- Dàn siêu xe đón dâu cực khủng tại Nam Định
- Nam Định: Chắp cánh ước mơ cho trẻ thiệt thòi
- Đinh La Thăng – Tự Hào Là Con Dân Nam Định
- Nhà thờ đổ Hải Lý – Dấu ấn cuộc chiến chống nạn xâm thực
- 18 Địa Điểm Du Lịch Nổi Tiếng Ở Nam Định Không Thể Không Đi
-
Cưỡng đoạt ngôi nhà con trai đã bán cho người khác là phạm tội hình sự?
-
Vụ tai nạn tại Nam Định: Chủ tịch UBND huyện Trực Ninh nói không có công trường cũng sẽ bị tai nạn??
-
Xót xa câu nói cuối cùng chỉ có 2 từ của nạn nhân vụ nổ kinh hoàng ở Nam Định
-
Viện Kiểm sát nhân dân huyện Giao Thủy tăng cường phối hợp đấu tranh với các loại tội phạm
-
Đã 2 ngày trôi qua, nữ sinh mất tích sau buổi tập văn nghệ vẫn chưa về nhà
-
Giao thủy: Nuôi con tiền tỷ: Đeo kính cho loài chim ‘đẻ’ lãi như ‘máy in tiền’
-
Tiết kiệm điện ở Thành Nam: Chuyển biến từ ý thức đến hành động
-
Trưởng Ban dân vận tỉnh được điều động làm Bi thư Thành ủy TP Nam Định
-
Mặn mòi mắm tép quê nhà
-
Nam Trực, một vùng đất giàu truyền thống, giàu tiềm năng và đầy triển vọng
-
Nhà thờ Giáo xứ Trung Linh giáo phận Bùi Chu
-
Hé lộ rúng động đường dây ‘chạy’ chế độ chính sách ở Nam Định (1)
-
Nam Định: Trồng mới 500 cây xanh, bảo vệ rừng ngập mặn
-
Nam Định: Tạm giữ người đàn ông đánh “vợ hờ” mang thai 3 tháng tử vong
-
Thót tim khi cả gia đình thoát chết trong gang tấc trước bánh xe container