Trong kỳ thi THPT quốc gia 2017, Lưu Văn Hiện, HS lớp 12A1, trường THPT Hải Hậu A đã trở thành thủ khoa khối A của tỉnh Nam Định khi đạt 29.3 điểm (chưa cộng điểm khu vực). Nhà thuộc hộ cận nghèo, bố đau yếu triền miên, mẹ làm ruộng nuôi cả gia đình, bởi thế con đường đến giảng đường của chàng thủ khoa nghèo thành Nam còn rất nhiều gian nan, vất vả ở phía trước…

Ảnh minh họa: Internet
Chia sẻ về mình, Hiện cho biết, có một người em đang học THCS. Bố bị bệnh liên quan đến thần kinh đã lâu, không lao động được. Bố cũng vừa xuất viện về, do vậy mẹ trở thành lao động chính. Thu nhập chủ yếu từ đồng ruộng, những lúc nông nhàn mẹ đi làm phụ hồ.
Cô Lê Thị Diệp, giáo viên chủ nhiệm lớp 11 và lớp 12 của Hiện rất tự hào khi nhận xét về cậu học trò của mình: Thông minh và chăm chỉ ! “Từ khi vào lớp 10, các thầy cô đã phát hiện em chăm chỉ một cách bất ngờ. Dường như em nuốt từng lời dạy của thầy cô” – cô Diệp chia sẻ. Cũng theo cô Diệp, Hiện có hoàn cảnh đặc biệt, thuộc diện cận nghèo. Bố Hiện ốm đau suốt, cách đây lâu lâu, ông phát bệnh về thần kinh nên không còn khả năng lao động. Hoàn cảnh của Hiện như thế nên em được miễn học phí trong quá trình học tại trường. “Hiện không bao giờ đi học thêm. Em chủ yếu tự học. Các thầy cô thường cho em mượn tài liệu để học. Em đặc biệt yêu thích môn Hóa học. Ngoài bài tập thầy cô giao trên lớp, em còn xin thêm bài tập khó để làm” – cô Diệp cho hay. Chính vì vậy, lớp 11, Hiện đã vào đội tuyển Hóa của trường. Năm lớp 12, em đã giành giải nhì Hóa toàn tỉnh (thuộc top điểm cao nhất ở giải nhì) của tỉnh Nam Định.
Cô Diệp cũng cho hay, ngoài giờ học, Hiện cũng phụ cậu làm việc để kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống. Biết hoàn cảnh của em, khi nộp hồ sơ dự thi THPT quốc gia, các thầy cô khuyên em nên xét tuyển vào Học viện Quân y. Nhưng Hiện cho biết em chỉ thích ĐH Bách khoa Hà Nội, ngành tự động hóa. “Em cho biết ĐH Bách khoa Hà Nội và ngành tự động hóa là niềm mơ ước của em. Em sẽ tự xoay xở để thực hiện ước mơ của mình. Là giáo viên chủ nhiệm, chứng kiến quá trình trưởng thành của em, tôi tin học trò của mình sẽ làm được việc đó” – cô Diệp khẳng định.
Theo Nghiêm Huê (Tiền Phong)
- Ý Yên: Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng với đam mê nuôi lợn
- Bánh cuốn làng Kênh Nam Định chỉ nghe tên là lên cơn thèm
- 10x Nam Định đa tài, gây thương nhớ vạn ánh nhìn với nụ cười rạng rỡ
- Chùm ảnh độc phố cổ Thành Nam qua những bức tranh nghệ thuật
- Hải Hậu: Bài học kinh nghiệm từ xã thí điểm nông thôn mới
- Hotgirl 9X Nam Định không chỉ có nhan sắc ĐỐN TIM người nhìn mà còn có tài ĐÓNG PHIM siêu phàm
- Giới thiệu về nhà thờ Giáo Xứ Đền Thánh Trung Lao
-
Nam Định: Nghề săn rươi kiếm hàng chục triệu mỗi ngày
-
Nói thêm về Dự án bệnh viện đa khoa 700 giường tại Nam Định
-
Nghề làm đèn ông sao ở Báo Đáp
-
Đền Giáp Ba Nam Trực Nam Định
-
Sự thật về cô bé đỡ tráp ăn hỏi ở Nam Định
-
Về thông tin trụ móng cột điện lẫn đất: Đã có kết quả kiểm tra thực tế
-
Những ‘thánh đường’ tỏa khói ở Nam Định
-
UBND huyện Hải Hậu có “buông lỏng” quản lý?
-
Nam Định: Vụ “Công an bắt đánh bạc” – Cơ quan điều tra truy nã người không bỏ trốn?
-
Trận địa bên sông Đào
-
Nam Định: Hội chợ Viềng
-
Thai nhi 30 tuần đựng trong hộp nhựa
-
Vụ ‘Lấp sông tưới tiêu để làm dự án’ ở Nam Định: Đề nghị điều chỉnh thiết kế
-
Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi ở 3 miền sẽ ra sao?
-
Tín ngưỡng thờ Mẫu chính thức đón bằng vinh danh từ UNESCO