Con người Nam Định tài hoa, tinh tế, hiếu khách và chính họ đã tạo dựng trên mảnh đất này những sản phẩm văn hóa phong phú, đặc sắc. Về Nam Định để tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng và thưởng thức đặc sản văn hóa ẩm thực đất thành Nam, đó là kẹo Sìu Châu.
Gần hai thế kỷ nay, thương hiệu Sìu Châu Nđã trở nên nổi tiếng. Không chỉ người dân thành Nam mà du khách mọi miền đất nước, những người xa quê hương hàng chục năm, mỗi lần nhớ về Nam Định đều nhớ đến hương vị mộc mạc mà thanh tao của kẹo Sìu Châu.
Kẹo chú Thiều Châu, đâu đọ được
Bánh bà Hanh Tụ, cũng thua xa.
Nhà thơ Nguyễn Khuyến khi về ở ẩn nơi quê nhà, có lần nhận được một cân kẹo Sìu Châu do học trò cũ là án sát Trần Tán Bình gửi biếu. Khi ấy đôi mắt nhà thơ đã bị lòa, thưởng thức hương vị đậm đà của món quà quý giá, cụ Tam nguyên Yên Đổ đã ứng khẩu thành thơ:
Nguyên phùng tả hữu lai vô tận
Hương dẫn Chi Lan nhập tức văn
(1906)
(Đại ý: Ăn kẹo Sìu Châu thì cảm nhận được hương thơm vương giả như hoa Lan. Ăn vào nhận ra ngay vị thơm ngon, đặc sản của vùng quê Nam Định)
Thời chiến tranh chống Mỹ, ở chiến trường B có câu ca dao được các chiến sĩ truyền miệng cho nhau để mà vui, để mà cười:
Trèo lên trái núi Thiên Thai
Thấy hai con cọp đang nhai kẹo Sìu
Không phải ngẫu nhiên mà một món ăn địa phương lại đi vào thi ca từ bình dân đến văn chương bác học như vậy! Cụ Huy Vinh – nhà nghiên cứu phê bình văn học có tiếng ở Nam Định nhân dịp Tết đến, thưởng thức kẹo Sìu Châu đã ứng khẩu đôi câu đối:
Xuân có kẹo Sìu xuân đượm sắc
Tết còn thơ Vị tết Nguyên Hương
Nhắc đến kẹo Sìu Châu, có người cho rằng đây là một sản phẩm do người Hoa kiều làm ra vì đã có thời gian họ sống trên đất Nam Định (tại khu phố Cửa Đông, Hoàng Văn Thụ, Bến Ngự…).
Nhưng thực ra không phải vậy, gần 200 năm trước cụ Tổ nghề Đỗ Phúc Nhật đã sáng tạo ra thứ kẹo lạc từ các nguyên liệu đặc sản của nông nghiệp vùng châu thổ sông Hồng. Cửa hiệu đặt tại số 4 phố Hàng Sắt, đối diện đền Triều Châu (Thiều Châu) ngay bến Ngự thuộc sông Vị Hoàng xưa.
Từ thập kỷ 60 của thế kỷ 19, hiệu kẹo lạc này đã nổi tiếng khắp thành Nam. Khi cửa hàng chưa có tên gọi, người ta thường gọi mộc mạc cho tiện nhớ là hiệu kẹo ngon trước đền Triều Châu. Đây là ngôi đền cổ của người Hoa kiều, trước ở huyện Triều Châu, tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) sang sinh cơ, lập nghiệp ở đất Sơn Nam Hạ.
Dần dần, người ta gọi giản tiện là kẹo Triều Châu, rồi đọc chệch thành kẹo Sìu Châu, rồi gọi tắt là kẹo Sìu. Mãi tới năm 1880, cụ Đỗ Phúc Nhật khi xây cửa hiệu thành ngôi nhà hai tầng mới đặt tên chính thức là kẹo Sìu Châu Nguyên Hương Nam Định (nguyên hương có nghĩa là hương vị tiết ra từ nguyên chất đường, lạc, gạo nếp chứ không vay mượn từ hương vị khác).
Nghệ nhân Đỗ Đình Thọ, người kế nghiệp đời thứ bảy dòng họ Đỗ chia sẻ: Để làm được thứ kẹo Sìu thơm ngon, tinh khiết là cả một nghệ thuật lắm công phu. Kỹ thuật chế biến kẹo Sìu Châu được xem là tuyệt đỉnh của kỹ thuật làm kẹo lạc. Những viên “lạc bò” được chọn kỹ, rang chín thấu, giòn thơm nấu với “đường chõ” hoặc đường phèn quyện với mạch nha chế từ gạo nếp hương và mộng mạ. Mỗi thanh kẹo được bao trong vỏ bột nếp hương vừa có tác dụng chống ẩm, vừa để ủ cho kẹo lên hương.
Để nấu được kẹo Sìu Châu, người thợ cần có đôi tay tinh tế, phải “dẻo tay” để giữ nhiệt độ ổn định của bếp và khó nhất là biết ước lượng tỷ lệ đường, lạc, mạch nha phù hợp với mỗi mẻ nấu. Kẹo nấu trong thời gian ngắn, thao tác nhanh nên người thợ kinh nghiệm phải nắm được bí quyết hoán đường đến độ nào thì mới cho đường vào.
Gia đình nghệ nhân Đỗ Đình Thọ đến này vẫn giữ nguyên cách thức dùng chảo đồng để hoán đường vì sẽ không dính chảo, rồi cho ít nước hòa tan đường, đun sôi, cho mạch nha vào sắc tới đặc. Khi đường đủ độ, cho lạc rang vào đảo nhanh rồi bắc ra, đổ kẹo lên bàn. Trong vòng mười phút phải cán kẹo và cắt kẹo xong vì nếu kéo dài thời gian kẹo bị cứng, không cắt được.
Kẹo ra lò có sắc nâu hồng và trong như hổ phách, ăn giòn tan, thơm lừng, ngọt đậm để lại dư vị khó quên. Kẹo Sìu Châu còn độc đáo ở kỹ thuật khử mùi hôi của dầu lạc, để lâu không ỉu.
Ông Đỗ Đình Thọ, người gìn giữ, phát triển nghề gia truyền kẹo Sìu Châu Nguyên Hương của dòng họ Đỗ từ 200 năm trước đã được Nhà nước vinh danh “Nghệ nhân tiêu biểu của làng nghề Việt Nam”. Ông còn được tổ chức văn hóa, giáo dục và khoa học của Liên hiệp Quốc (UNESCO) coi là “Báu vật nhân văn sống”.
Sự vinh danh này không chỉ là niềm tự hào của cá nhân và gia đình nghệ nhân mà còn là niềm tự hào của người dân Nam Định về thương hiệu kẹo Sìu Châu – đặc sản quê hương, món quà tinh tế dành tặng du khách xa gần khi về đất thành Nam văn hiến.
Theo: Nhân dân
- Thịt chó: Ngon ít sợ nhiều!
- Nam Định: Xuất hiện thêm bộ ảnh chế thời bao cấp ‘chất’ đừng hỏi
- Quy trình làm chả cá Hùng Vương, Giao Thủy – Nam Định
- Sống thử chuyển giới: Cặp đôi hoán đổi giới tính, chưa tiêm hóc môn, gặp hôm trước hôm sau về ở chung
- Nhà thờ Giáo xứ Ngoại Ðông – Nam Trực Nam Định
- Những địa điểm nhất định phải thưởng ngoạn khi đến Nam Định
- Họa sĩ 9X Nam Định “đưa” tranh truyền thần vào nghệ thuật tatoo
- Gã thợ hồ “sát gái” gây án tàn độc vì bị từ chối yêu
- Mang súng tự chế rủ bạn tới hiệu cắt tóc nổ súng ‘dằn mặt’ tình địch
- Chỉ đạo nổi bật: Sắp có tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Nam Định
- Quán phở Nam Định hơn 60 năm hút khách giữa lòng Sài Gòn
- Di dân khẩn cấp vùng sạt lở bãi sông Ninh Cơ (Nam Định): Nhiều năm triển khai vẫn chậm tiến độ
- Hai cán bộ xã ở Nam Định bị Tòa cấp cao tuyên phạt 15 tháng tù
- Thiếu tướng Đoàn Duy Khương làm giám đốc Công an Hà Nội
- Đặc sản thôn quê Nam Định: Gạo Tám xoan Hải Hậu chính hiệu
- Nam Định: Nổ lớn sập 3 nhà liền kề, 4 người thương vong
- Vụ ‘Lấp sông tưới tiêu để làm dự án’ ở Nam Định: Đề nghị điều chỉnh thiết kế
- Phố cổ thành Nam
- Vụ ăn cỗ lấy phần: Người Nam Định có hẳn bài thơ “Ăn cỗ lấy phần” ai cũng biết
- Đền Thánh Ninh Cường – Nam Định 2013
- Nam Định: Hoảng hồn phát hiện thi thể người đàn ông trước chùa Linh Ứng
- Giang hồ Nam Định bắt cóc nữ doanh nhân nhốt vào nhà hoang