Chủ quan cho rằng con khò khè, ho là do thay đổi thời tiết, nên gia đình để cháu ở nhà tự điều trị, nhưng sau đó cháu bé bất ngờ tử vong vì suy hô hấp nặng.
Trẻ tử vong vì bố mẹ chủ quan tự điều trị ở nhà
Những ngày vừa qua, miền Bắc rét đậm, ban đêm xuống 10-12 độ C, không ít trẻ nhỏ phải nhập viện liên quan đến bệnh về đường hô hấp. Điều đáng nói, nhiều bố mẹ thấy con bị ho, khò khè nhưng lại chủ quan, cho rằng con chỉ sổ mũi thông thường, tự điều trị ở nhà. Kết quả, nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra.
ThS.BS Lê Ngọc Duy, Phó khoa Cấp cứu – Chống độc (BV Nhi Trung ương) cho biết, mới đây khoa Cấp cứu có tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi tên N.T (2 tháng tuổi, ở Hà Nội) nhập viện trong tình trạng suy hô hấp kéo dài, ngừng tim và sau đó đã tử vong.

Trẻ nhập viện điều trị tại khoa Cấp cứu – BV Nhi Trung ương
Sau 2 tuần, cháu T., bắt đầu có những biểu hiện nặng hơn như khó thở, sốt cao và bỏ bú… Khi đó gia đình hoảng sợ đưa cháu T. vào viện cấp cứu thì đã quá muộn, bé đã tử vong sau đó vì tình trạng suy hô hấp kéo dài.
BS Duy cho biết, hiện thời tiết đang ở trong giai đoạn có nhiều biến đổi bất lợi đối với sức khỏe của con người, đặc biệt là trẻ nhỏ như: ít ánh nắng mặt trời, nhiệt độ không khí thấp… Từ đó, các loại vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây nên những bệnh về đường hô hấp.

Nhiều bệnh nhi nặng phải nhập viện thở máy
Con nhập viện vì mẹ cho uống siro tự ngâm
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – nguyên Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết, vấn đề bố mẹ tự điều trị cho con đã rất nhiều lần cảnh báo. Trong đó, PGS Dũng đặc biệt nhấn mạnh tới việc nhiều gia đình tự phát ngâm siro để chữa ho, tiêu chảy cho con.
PGS Dũng kể, ông đã từng tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi mới vài tháng tuổi bị ngộ độc vì mẹ cho uống siro quất tự ngâm. Nhưng loại quất mà người mẹ này ngâm lại được lấy từ loại quất cảnh chơi Tết.

PGS Dũng cảnh báo việc tự ý ngâm và dùng các loại siro từ dược liệu bẩn
“Việc bố mẹ tự chế siro cho con uống hay mua siro từ nguồn dược liệu không rõ nguồn gốc, dược liệu bẩn thì khi cho trẻ uống sẽ không hiệu quả. Ngược lại, các yếu tố từ phân bón, dư lượng thuốc trừ sâu, chất bảo quản, tỉ lệ nhiễm nấm mốc cao từ dược liệu bẩn sẽ tích tụ trong cơ thể gây ra các vấn khác về sức khỏe dù có thể đã chữa được một loại bệnh nào đó. Như vậy là lợi bất cập hại” – PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ.
Theo Lê Phương – Khám phá
- Người đẹp diễn viên tài năng Vũ Thị Vân Anh rạng rỡ đêm chung kết Miss Model Photo 2018
- Nam Định: Vật lạ trong bao tử heo được trả giá hơn 300 triệu đồng
- Nam Định: Những chuyện kỳ lạ ở một ngôi chùa
- Hơn 10.000 người đổ về Quất Lâm tắm biển dịp nghỉ lễ 30/4
- Cô vợ bị chồng ‘ném’ lên nóc tủ lạnh vì nói nhiều
- Đón Bình Minh Trên Biển Vắng Bên Nhà Thờ Trái Tim
- Làng “nghề phở”
-
Nguyên Phó giám đốc Petroland bị Bộ công an truy nã là ai?
-
Bánh nhãn Hải Hậu – Hương vị ngọt ngào
-
Cách làm phở bò Nam Định thơm ngon, hấp dẫn nhất tại nhà
-
Tai nạn tàu hỏa tại Nam Định, một công nhân đường sắt tử vong
-
Nam Định: Bé trai 4 tuổi bất ngờ tử vong sau bữa ăn tại trường mầm non
-
Phân luồng giao thông dịp chợ Viềng Xuân 2016
-
3h sáng, biển người đã chen chân về chợ Viềng Nam Định “bán rủi, mua may”
-
Miền Bắc còn rét đến cuối tuần
-
Mang súng tự chế đến nhà người yêu dằn mặt vì bị ngăn cấm tình cảm
-
Bộ đội Biên phòng tỉnh Nam Định với công tác “Đền ơn đáp nghĩa”
-
Nam Định: Bắt quả tang 2 tàu hút cát trái phép trên biển
-
Nam Trực (Nam Định): Lấp sông tưới tiêu để làm dự án
-
Bảo tàng Nam Định nơi tiếp nhận nhiều cổ vật có giá trị
-
Đầu bếp đầu tiên mang phở ra Trường Sa
-
Chỉ đạo nổi bật: Rót 5.000 tỷ làm đường nối cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình với vùng biển Nam Định